Xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu vào năm 2025

Hải Nam/VOV.VN | 05/11/2024, 11:16

VOVLIVE - Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam đã xác định mục tiêu xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.

Xây dựng điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu

Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án) đặt mục tiêu đến năm 2025, tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận ở Việt Nam, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Có ít nhất 30% chủ cơ sở du lịch cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 20% lao động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó có ít nhất 10% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch cộng đồng có ít nhất 1 người có khả năng giao tiếp được một ngoại ngữ.

Đề án đặt mục tiêu sẽ tổ chức 40 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến du lịch cộng đồng, kỹ năng tiếp đón phục vụ khách du lịch; kỹ năng thuyết minh giới thiệu về sản phẩm du lịch, điểm du lịch; kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh du lịch; truyền dạy văn hóa phi vật thể, sưu tầm, phục dựng, gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, phát huy văn hóa phi vật thể, bảo tồn lễ hội tại các điểm du lịch cộng đồng; xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 10 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; có ít nhất 10% làng nghề truyền thống mỗi huyện nông thôn mới có sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Phấn đấu 20% điểm du lịch cộng đồng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng tại Việt Nam được giới thiệu, quảng bá; 10% điểm du lịch cộng đồng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tiến tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng trên toàn quốc. 

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các trung tâm du lịch lớn, nơi có lượng khách du lịch tập trung đông.

Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa

Đề án đưa ra 7 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam, gồm: Giải pháp tăng cường lồng ghép chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; Giải pháp về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; Giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm; Giải pháp về quy hoạch, khuyến khích đầu tư; Giải pháp về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa; Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Trong đó, một trong các giải pháp là nghiên cứu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc đầu tư hỗ trợ khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển hoạt động du lịch cộng đồng được cụ thể hóa tại Dự án 6: "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án nhấn mạnh nhóm giải pháp về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, trong đó cần tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn truyền thống gia đình, dòng tộc và khai thác truyền thông văn hóa của địa phương. Cần duy trì môi trường sống và sinh hoạt bình thường của cộng đồng dân cư; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch cộng đồng.

Phát triển du lịch cộng đồng phải gắn với văn hóa của người dân bản địa và vì cuộc sống của người dân, có sự tham gia của người dân địa phương; có chính sách quan tâm của nhà nước để tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng. Xây dựng nếp sống văn hóa, các tiêu chí phù hợp về tổ chức, giao tiếp, ứng xử khi phục vụ du khách, quy tắc ứng xử của khách với người dân địa phương, phổ biến rộng rãi tới người dân và khách đến du lịch tại cộng đồng.

Xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng phù hợp với nhu cầu của du khách; đảm bảo bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tạo môi trường văn hóa lành mạnh tại các điểm du lịch cộng đồng. Hình ảnh điểm đến du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa của địa phương, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng thụ hưởng quyền lợi công bằng.

Bài liên quan
5 điểm đến phù hợp với trào lưu du lịch một mình
VOVLIVE - Du lịch một mình đang dần trở thành xu hướng tại Việt Nam. Theo một khảo sát nhỏ, có đến 75% du khách Việt Nam lên kế hoạch cho các chuyến đi "một người" trong năm nay. Với các du khách muốn tận hưởng cảm giác một mình, các điểm đến như Hà Nội, Hội An, Ninh Bình.... được coi là điểm đến lý tưởng cho chuyến độc hành.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp