Trung Quốc đào hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới

Hoa Vũ(Nguồn: SCMP) | 25/10/2024, 19:30

Trung Quốc bắt đầu công đoạn đào đất để xây dựng đường hầm Jintang, hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới.

Đường hầm Jintang nối thành phố Ninh Ba với quần đảo Chu Sơn, thuộc tỉnh Chiết Giang ở phía đông Trung Quốc. Công việc đào hầm dưới biển bắt đầu vào ngày 22/10 và đang tiến triển với tốc độ trung bình 16 m/ngày.

Đường hầm dài 16,18 km và dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2026, tuyến đường sắt cao tốc dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2028.

Trung Quốc bắt đầu khoan đào dưới biển xây hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới. (Ảnh: SCMP)
Trung Quốc bắt đầu khoan đào dưới biển xây hầm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới. (Ảnh: SCMP)

Ninh Ba và Chu Sơn hiện kết nối bằng một cây cầu vượt biển và di chuyển bằng phà. Đoạn đường sắt nối liền hai thành phố này có tốc độ thiết kế lên tới 250 km/h, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ 1 tiếng rưỡi bằng ô tô xuống chỉ còn 26 phút.

Đường hầm mới cũng kết nối Chu Sơn với mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc, rút ​​ngắn hành trình giữa Chu Sơn và Hàng Châu từ 3 tiếng rưỡi xuống còn 77 phút.

Dự án đường hầm Jintang đối mặt nhiều thách thức kỹ thuật trong quá trình đào hầm dưới biển. (Ảnh: CGTN)
Dự án đường hầm Jintang đối mặt nhiều thách thức kỹ thuật trong quá trình đào hầm dưới biển. (Ảnh: CGTN)

Trung Quốc vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới với hơn 46.000 km đang hoạt động - chiếm hơn 70% tổng chiều dài đường sắt cao tốc trên thế giới.

Dự án đường hầm Jintang khởi công vào tháng 5, với hai máy khoan hoạt động đồng thời từ hai đầu và sẽ gặp nhau ở giữa, bên dưới Đường thủy Jintang ở Biển Hoa Đông.

Giám đốc dự án Zhang Jintao cho biết việc xây dựng đường hầm dưới biển còn nhiều thách thức kỹ thuật. 

“Chúng tôi phải đối mặt những thách thức về điều kiện địa chất phức tạp và biến đổi, khó khăn khi đào hầm dưới áp suất nước cao và yêu cầu về độ chính xác cao trong quá trình khai quật đường dài”, ông Zhang nói.

Trung Quốc vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. (Ảnh: CGTN)
Trung Quốc vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới. (Ảnh: CGTN)

Đài truyền hình nhà nước CCTV nhấn mạnh những lợi ích của tuyến đường sắt dưới biển đối với Ninh Ba và Chu San, đặc biệt là vai trò đẩy nhanh quá trình hội nhập vào Vành đai kinh tế sông Dương Tử.

Vành đai Dương Tử là vùng kinh tế lớn nhất của Trung Quốc, trải dài trên 11 tỉnh và thành phố, bao phủ hơn 21% diện tích đất đai của Trung Quốc, đồng thời chiếm gần một nửa dân số và tổng sản lượng kinh tế của nước này.

Chu San nằm ở ngã ba của vành đai sông Dương Tử và điểm giữa bờ biển phía đông Trung Quốc, được coi là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và trung tâm của các tuyến vận tải đường thủy sông-biển, bao gồm các tuyến quốc tế hỗ trợ an ninh về lương thực, năng lượng và tài nguyên khoáng sản.

Hoa Vũ(Nguồn: SCMP)
Bài liên quan
Robot nhỏ rủ rê 12 robot lớn 'bỏ việc' gây xôn xao Trung Quốc
Dư luận Trung Quốc những ngày qua xôn xao với vụ việc một robot nhỏ dụ dỗ và 'bắt cóc' 12 robot lớn hơn trong đêm.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp