Quảng Nam mỗi thôn, bản có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng

Đình Thiệu/VOV miền Trung | 07/11/2024, 11:24

VOVLIVE - Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Quảng Nam triển khai xây dựng nhà sinh hoạt công đồng thôn, bản. Tỉnh này phấn đấu xây dựng tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng.

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Quảng Nam triển khai xây dựng nhà sinh hoạt công đồng thôn, bản. Tỉnh này phấn đấu xây dựng tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng. Tại vùng miền núi Quảng Nam, nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kế theo kiến trúc Gươl, nhà truyền thống của người Cơ Tu.

Đầu năm nay, nhà sinh hoạt cộng đồng ở tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được khánh thành đưa vào sử dụng trong niềm vui mừng, tự hào của đồng bào Cơ Tu nơi đây. Nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kế theo kiến trúc Gươl, là biểu tượng, văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam. Nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng trên diện tích gần 400 m2, kinh phí 2,5 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Nhà sinh hoạt cộng đồng được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nơi đây.

Ông A Lăng Thiệu, Tổ trưởng Tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện miền núi Đông Giang cho biết, trước đây, mỗi lần họp dân phải tổ chức tại nhà Gươl truyền thống, chật chội và bất tiện. Bây giờ, có nhà sinh hoạt cộng đồng rộng rãi, nằm ở vị trí trung tâm, rất thuận tiện cho người dân đi lại: “Từ khi được quan tâm hỗ trợ làm nhà sinh hoạt cộng đồng rất thuận lợi cho bà con đến họp hành, tập huấn. Khi có phong tục hay tổ chức tiệc của thôn cũng tổ chức tại đây, giữ bản sắc văn hóa, truyền thống. Bà còn rất là phấn khởi, cảm ơn Đảng, Nhà nước đã  đầu tư nhà sinh hoạt cộng đồng”.

Từ ngày có nhà sinh hoạt cộng đồng, bà con có nơi hội họp, bàn cách làm ăn, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa Cơ Tu. Mới đây, từ nguồn vốn Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", Tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang được hỗ trợ một bộ nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, gồm 1 chiêng lớn và 5 cái trống. Vào các ngày cuối tuần, già làng Ca Lâu Nhím, ở tổ dân phố Gừng, thị trấn Prao, huyện Đông Giang cùng các thành viên trong đội múa cồng chiêng của tổ dân phố đến nhà sinh hoạt cộng đồng để tập múa, hát Tung tung da dá, nói lý, hát lý và tập chơi các nhạc cụ dân tộc mình.

Già làng Ca Lâu Nhím năm nay 70 tuổi cũng là nghệ nhân rất đam mê, am hiểu và chơi thành thạo được nhiều nhạc cụ truyền thống của ngươi Cơ Tu. Ông rất mừng vì những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình được nhà nước quan tâm đầu tư bảo tồn. Già làng Ca Lâu Nhím càng vui hơn khi ngày càng có nhiều giới trẻ quan tâm học chơi các loại nhạc cụ dân tộc mình, không còn  sợ bị mai một: “Truyền thống của người Cơ Tu có điệu Tung tung da dá, nói lý hát lý. Hôm nay bảo tồn truyền thống ấy, xây dựng lại, ôn lại, truyền lại cho các cháu. Cho nên có  nhà sinh hoạt cộng đồng mọi người tập trung về đây nói lý, hát lý, một số đánh đàn, đánh chiêng, đánh trống, dần dần từng bước ôn lại truyền thống của cha ông  để lại”.

Đông Giang là một trong số địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam làm tốt công tác đầu tư các hạng mục bảo tồn văn hóa, cụ thể là xây dựng các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng Cơ Tu tại thôn, bản khu phố. Đến nay, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện này xây dựng, đưa vào sử dụng 27 nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, bản, tổ dân phố với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kiến theo kiến trúc Gươl, là biểu tượng, văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Kinh phí làm mỗi nhà sinh hoạt cộng đồng từ 2,1 tỷ đến 2,5 tỷ đồng, quy mô từ 200 đến 300 chỗ ngồi.

Ông Hồ Hiệp, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng - Phát triển quỹ đất huyện Đông Giang cho biết, quá trình triển khai làm nhà sinh hoạt cộng đồng, người dân địa phương rất hưởng ứng, nhiều người còn hiến đất, không nhận tiền đền bù. Vì nhu cầu thiết thực, được người dân ủng hộ cao nên đây là một trong các dự án, danh mục đầu tư thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tỷ lệ giải ngân tốt nhất: “Về xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng được người dân ủng hộ. Để xây dựng, một số nơi người dân  hiến  đất để làm. Huyện phấn đấu, mỗi thôn bản  thôn  cố gắng phải có 1 nhà sinh hoạt cộng đồng”.

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được hơn 313 danh mục công trình, trong đó có 56 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản. Tùy theo phong tục tập quán, văn hóa, nếp sinh hoạt của từng dân tộc mà kiến trúc nhà sinh hoạt cộng đồng được thiết kế phù hợp. Nhà sinh hoạt cộng đồng là nơi tổ chức hội họp, sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hóa để duy trì tinh thần đoàn kết, triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nhà sinh hoạt cộng đã phát huy hiệu quả sử dụng đa mục đích, kết hợp làm nhà tránh trú bão lụt. Một số nơi còn sử dụng làm nơi trưng bày tư liệu, hình ảnh; cất giữ, bảo tồn các loại nhạc cụ truyền thống, đồ dùng sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. 

Ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, nhà sinh hoạt cộng đồng là một trong số các công trình, danh mục dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia này có tỷ lệ giải ngân rất tốt, vì đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân đồng thuận rất cao: “Nguồn lực đầu tư thực hiện tại Dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi  tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở miền núi”.

Bài liên quan
Quảng Nam đầu tư phát triển giáo dục miền núi
VOVLIVE - Trong 3 năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, đặc biệt là Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, mạng lưới trường lớp, khu nội trú học sinh, cơ sở vật chất dạy và học ở vùng miền núi Quảng Nam từng bước được đầu tư toàn diện.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Phát triển đa dạng các dòng sản phẩm, Yến Sào Thiên Triều chinh phục thị trường quốc tế
VOVLIVE - 7 năm qua, thương hiệu Yến Sào Thiên Triều đã xuất khẩu sang 8 quốc gia. Ngoài chứng nhận HALAL tại các quốc gia hồi giáo, sản phẩm nước yến sào Thiên Triều đã được cấp nhiều giấy chứng nhận quốc tế như HACCP, FDA.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp