Quan hệ tình dục không an toàn coi chừng bệnh giang mai

Phương Thảo | 16/12/2022, 18:54

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, 9 tháng đầu năm nay đã có hơn 6.200 ca giang mai đến khám và điều trị, con số này vẫn tiếp tục gia tăng có thể vượt mức năm 2020. Những ai có nguy cơ mắc bệnh lý lây truyền qua đường tình dục?

Trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì giang mai được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi nó đe dọa trực tiếp đến sự sống của người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai có thể gặp như viêm gan, phình động mạch chủ, bại liệt,...Thai nhi bị giang mai bẩm sinh có thể dị dạng sau sinh hoặc tử vong.

Theo BS Hà Ngọc Mạnh - Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ, giang mai là dạng bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền cực nhanh qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến cơ quan sinh dục, tiếp sau đó là miệng, da và hệ thần kinh. Bệnh chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn khiến cho xoắn khuẩn thâm nhập qua da hoặc niêm mạc của bộ phận sinh dục từ đó gây bệnh ở vùng bị xây xát rồi đi vào máu và nhanh chóng lây lan ra khắp cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh giang mai có thể lây truyền qua đường máu, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở trên da của bệnh nhân giang mai hoặc lây từ mẹ bầu mắc giang mai sang thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai?

Các biểu hiện của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.

Các biểu hiện của bệnh giang mai bao gồm:

- Các vết loét nhỏ, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.

- Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

- Xuất hiện sẩn như mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.

- Các mảng trắng trong miệng.

- Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.

BS Hà Ngọc Mạnh cho biết, nếu được điều trị ngay từ giai đoạn đầu giang mai có thể được chữa khỏi bằng thuốc. Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh Penicillin để tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema pallidum. Trường hợp dị ứng với thuốc sẽ được chuyển sang loại kháng sinh khác hoặc có phương pháp giải mẫn cảm với Penicillin.

Bản thân bệnh giang mai vô cùng nguy hiểm nên việc chủ động phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh và quan hệ tình dục chung thủy là rất cần thiết. Đặc biệt, bệnh giang mai bẩm sinh cũng cần được phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm để thai phụ được điều trị hiệu quả. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được tư vấn hướng xử trí hiệu quả.

Mời nghe tại đây:

Bài liên quan
Lịch phát sóng chương trình đặc biệt ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ trên VOV1, VOV2, VOV3
Bắt đầu từ 4h45 ngày 28/1 đến 24h ngày 20/1 (tức 29 Tết đến mồng 2 Tết) các kênh VOV1, VOV2 và VOV3 sẽ cùng phát những nội dung đặc sắc và hấp dẫn nhất với chủ đề “Chào kỷ nguyên mới”. Sau đây là khung chương trình ngày mùng 2 Tết.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tiếp tục gìn giữ, vun đắp mối quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng bền chặt
VOVLIVE - Hôm nay 21/2, tại TP.HCM diễn ra Cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Thường vụ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen đồng chủ trì.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp