Quỳnh Anh(Nguồn: National Geographic)|07/04/2025, 21:30
Không chỉ khiến cuộc sống người dân khốn khó, trận động đất 7,7 độ Ritcher còn làm sụp đổ nhiều di tích lịch sử và tôn giáo quan trọng trên khắp Myanmar.
Các đền chùa, thánh đường Hồi giáo và tu viện không chỉ đơn thuần là nơi hành lễ mà còn đóng những vai trò thiết yếu và đa dạng trong xã hội Myanmar. Các địa điểm này cung cấp giáo dục tiểu học, phát thuốc, chăm sóc người già, đến nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người dân phải di tản vì chiến tranh.
"Thiệt hại đối với các địa điểm tôn giáo khiến cộng đồng càng dễ bị tổn thương", Maitrii Aung-Thwin, phó giáo sư chuyên ngành lịch sử Myanmar và Đông Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore, lý giải.
Các di tích lịch sử nổi tiếng của Myanmar bị tàn phá bởi động đất từng là biểu tượng cho nền văn hoá của quốc gia này.
Được cho là có tuổi đời lên đến 1.000 năm, chùa Shwe Sar Yan là quần thể Phật giáo lớn, được trang trí bằng các bảo tháp và tượng Phật mạ vàng, nằm cách Mandalay khoảng 8km về phía Đông Nam. (Ảnh: National Geographic)Được trang trí bởi tháp và tượng Phật mạ vàng, chùa gắn liền với nông nghiệp địa phương. Các lễ hội hàng năm của chùa đánh dấu các giai đoạn trồng trọt quan trọng.(Ảnh: National Geographic)Tuy nhiên, trận động đất 7,7 Độ ritcher vừa qua khiến ngôi chùa Shwe Sar Yan bị tàn phá nghiêm trọng (Ảnh: National Geographic)Cách Mandalay khoảng 8km về phía Tây, một trong những ni viện (tu viện dành riêng cho các ni cô) lớn nhất Myanmar cũng bị tàn phá nặng nề sau động đất. Ni viện Sakyadhita Thilashin nổi tiếng với sứ mệnh trao quyền và giáo dục phụ nữ tại Myanmar. (Ảnh: National Geographic)Tượng Phật bị đổ tại ni viện Sakyadhita Thilashin (Ảnh: National Geographic).Được Hoàng hậu Nanmadaw Me Nu ủy quyền xây dựng vào năm 1822, tu viện gạch Menu là một công trình quan trọng của Triều đại Konbaung, trị vì từ năm 1752 đến 1885. Kể từ khi triều đại sụp đổ trong cuộc chiến tranh Anglo-Burmese lần thứ ba, tu viện vượt qua xung đột nội bộ và sự giận dữ của Mẹ Thiên Nhiên, tồn tại cho đến ngày nay. (Ảnh: National Geographic)Tu viện gạch Menu trước và sau khi sụp đổ bởi động đất (Ảnh: National Geographic)Tu viện Masoeyein mới ở Mandalay là nơi cộng đồng Phật tử địa phương quy tụ, cung cấp thực phẩm, chỗ ở, chăm sóc y tế và giáo dục tôn giáo cho hàng trăm tu sĩ.
Việc tu sửa các công trình cổ là điều phức tạp, do chúng được xây bằng vật liệu xây dựng không có kết cấu chịu lực gia cố.
"Đáng tiếc, điều đó khiến chúng dễ bị hư hại khi động đất xảy ra. Các viên gạch xây không được liên kết như cách các tòa nhà hiện đại làm bằng thép và bê tông", ông Jared Keen, giám đốc kỹ thuật của Công ty kỹ thuật Beca khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.
"Nếu một công trình bằng gạch bị hư hại một phần, vẫn có thể phục hồi và gia cố, nhưng quá trình gia cố thường rất phức tạp", ông nói thêm.
Những lo ngại tương tự cũng được Tamas Wells, điều phối viên Mạng lưới Nghiên cứu Myanmar tại Đại học Melbourne, Australia đưa ra.
"Thách thức cốt lõi trong việc phục dựng các địa điểm tôn giáo không chỉ nằm ở kỹ thuật xây dựng, mà còn là bối cảnh chính trị", ông Wells nói.
Đến nay, các cơ quan chức năng chưa ghi nhận thiệt hại về các kết cấu công trình, song hiện TP.HCM có 16 chung cư cấp D hỏng nặng, nguy hiểm, một số chung cư vẫn còn nhiều hộ dân đang sinh sống chưa di dời. Sau vụ động đất, các cư dân lo lắng kết cấu công trình ảnh hưởng, gây mất an toàn.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
VOVLIVE - Định hướng phát triển của GC Food trong năm 2025 không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà còn gắn liền với cam kết phát triển bền vững thông qua chiến lược ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị). Đây là mục tiêu được đưa ra tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025 của GC Food diễn ra ngày 10/4 tại TP.HCM.
VOVLIVE - Nhìn lại mấy tháng gần đây, không khí sáp nhập bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đã được triển khai với tinh thần “chỉ bàn làm không bàn lùi”. Các chuyên gia tin tưởng, một bộ máy tinh gọn sẽ đưa đất nước bay cao, bay xa hơn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển phồn vinh và thịnh vượng.
VOVLIVE - Theo Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc Trần Anh Tuấn, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình góp phần mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác thực chất Việt Nam- Trung Quốc.
VOVLIVE - Từ 6h30 ngày 30/4, các lực lượng diễu binh, diễu hành xuất phát từ phía giao lộ Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm, di chuyển qua lễ đài chính trước Hội trường Thống Nhất.
VOVLIVE - Mỹ và Iran dự kiến nối lại đàm phán hạt nhân tại Oman vào ngày 12/4, đánh dấu bước chuyển bất ngờ trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump. Động thái này khiến đồng minh thân cận Israel lo ngại, trong khi châu Âu lại bị đẩy ra ngoài lề, dù các nước này từng giữ vai trò trung gian then chốt trong suốt quá trình đàm phán hạt nhân với Tehran.
VOVLIVE - 3 học sinh lớp 6/4, Trường THCS Trần Cao Vân, phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân, thành phố Huế gồm em Lý Gia Hân, Hồ Hoàng Bảo và Đoàn Minh Triết đã có hành động đẹp khi nhặt được một chiếc ví và kịp thời trao trả cho người bị mất.
VOVLIVE - Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố kết quả khảo sát lớp 12 của học sinh thành phố, trong đó gần 32% số bài thi dưới điểm trung bình. Đáng chú ý có gần 32.000 bài thi dưới 3 điểm. Từ kết quả này Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết sẽ tổ chức hội nghị với các hiệu trưởng để tìm giải pháp.
VOVLIVE - Khi xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương giữ nguyên các đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.
VOVLIVE - Ngày 11/4, tại huyện Tri Tôn, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Y Thông làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết người có uy tín và các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam bộ năm 2025.