Nhận biết những món ăn có nguy cơ mất an toàn thực phẩm

An An | 16/12/2024, 14:39

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng mà mỗi người tiêu dùng cần phải quan tâm khi lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm hàng ngày.

Mặc dù hầu hết các món ăn trên thị trường hiện nay đều được giám sát bởi các cơ quan quản lý. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thường xuyên hướng dẫn, phổ biến kiến thức để người dân có thể nhận biết những thực phẩm an toàn, nhưng nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn luôn hiện hữu, đặc biệt với những món ăn có nguy cơ cao.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết những món ăn này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, tránh những rủi ro sức khỏe.

Đồ hộp hư hỏng

Với sự tiện lợi vượt trội, các sản phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, hay trái cây đóng hộp ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt được những người bận rộn, người trẻ tuổi yêu thích và sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này có thể bị nhiễm độc Botulinum nếu không được xử lý và bảo quản đúng cách dẫn đến hư hỏng. Dấu hiệu nhận biết là hộp bị phồng, biến dạng hoặc bị gỉ sét. Khi mở nắp, nếu có mùi lạ hoặc kết cấu món ăn bị biến đổi, hãy dừng sử dụng ngay lập tức.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Sản phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh

Nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn đang trở thành xu hướng ăn uống phổ biến. Tuy nhiên, thức ăn đường phố, đặc biệt những món được chế biến sẵn và bày bán ở môi trường nóng ẩm có thể là những “ổ vi khuẩn” tiềm ẩn. Đối với những món ăn này, hãy ưu tiên lựa chọn những hàng quán sạch sẽ, được chế biến nóng ngay khi có yêu cầu và tránh những thực phẩm để lâu trong môi trường không đảm bảo nhiệt độ.

Thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc

Thực phẩm tươi sống là món ăn phổ biến trong từng bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, thịt, cá và hải sản là những loại thực phẩm dễ bị hư hỏng và nhiễm khuẩn nhất. Những sản phẩm này nếu không được bảo quản đúng cách, hoặc không có nguồn gốc rõ ràng, rất có thể đã bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như Salmonella, E.coli hay Vibrio.

Người tiêu dùng cần tránh mua những thực phẩm tươi sống có màu sắc bất thường, mùi khó chịu hoặc được bày bán ở nơi không đảm bảo vệ sinh.

Chế phẩm từ sữa không đảm bảo an toàn

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua cần được giữ lạnh để đảm bảo an toàn. Nếu sữa có mùi chua, tách nước hoặc hộp đựng có dấu hiệu bị phồng, bạn nên bỏ đi không tiếp tục sử dụng. Lưu ý kiểm tra ngày hết hạn và cách bảo quản được ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn. Khi mua hàng, nên chọn loại sữa có thương hiệu, có tem nhãn và ghi hạn sử dụng đầy đủ.

Trái cây và rau củ không rõ nguồn gốc

Trái cây và rau củ có nguy cơ nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc bị xử lý bằng các hóa chất bảo quản không an toàn. Hãy chọn mua từ những nguồn cung cấp uy tín, có chứng nhận an toàn và sử dụng nước rửa thực phẩm hoặc ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng hóa chất.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Bánh kẹo và đồ ngọt "hand-made" không rõ xuất xứ

Vào các dịp lễ Tết, nhu cầu sử dụng các món ăn ngọt ngày càng tăng cao. Các loại bánh kẹo tự chế biến, đặc biệt là các loại không có nhãn mác, thực phẩm nhà làm, các món "hand-made" được rao bán tràn lang trên mạng xã hội, thiếu thông tin về thành phần hoặc không được đóng gói kín, có thể chứa các chất phụ gia, phẩm màu hay chất tạo ngọt tổng hợp nguy hiểm. Nên lưu ý chọn mua những sản phẩm này từ các cửa hàng uy tín, có kiểm định chất lượng.

Theo khuyến cáo của Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, việc người dân chủ động trang bị kiến thức, sớm nhận biết những món ăn có nguy cơ mất an toàn thực phẩm là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Bằng cách lựa chọn thực phẩm từ các nguồn tin cậy, kiểm tra kỹ càng trước khi tiêu thụ và luôn tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm, người tiêu dùng có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thực phẩm, đặc biệt là trong những thời điểm cuối năm, lễ Tết. 

An An
Bài liên quan
Vi phạm an toàn thực phẩm ở Hà Nội sẽ bị phạt cao nhất tới 120 triệu đồng
HĐND Thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo đó mức phạt cao nhất 120 triệu đồng. Hiệu lực xử phạt các vi phạm này bắt đầu từ ngày 1/1/2025.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Chủ tịch Quốc hội: Trà Vinh cần quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống người dân
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các ngành, các cấp tỉnh Trà Vinh cần quan tâm lo để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong thời gian tới.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp