Miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ, sẵn sàng ứng phó bão số 6

Nhóm PV/VOV-Miền Trung | 17/10/2022, 18:07

Hôm nay tại các tỉnh miền Trung, trời tạnh ráo, nhiều nơi nắng đẹp, nước lũ bắt đầu rút. Người dân và các lực lượng vũ trang khẩn trương dọn dẹp bùn đất, vệ sinh môi trường, chủ động ứng phó với bão số 6.

Chiều nay (17/10), nước lụt tại 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã rút hẳn. Các trường đang tích cực dọn dẹp vệ sinh phòng học, sân trường để dạy học trở lại trong sáng mai (18/10). Ông Đỗ Văn Tý, ở thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, bà con chuẩn bị các phương án để ứng phó với cơn bão số 6 sắp tới và đợt mưa lũ tiếp theo.

“Mình dọn dẹp vật dụng trong nhà. Hiện tại đồ đạc đã kê gác rồi thì vẫn để lại đó như vậy, khi bão số 6 vào thì mình sẵn sàng như vậy đã, hết bão lụt mới dọn xuống hết. Nếu vài ngày tới mưa lũ to thì nhà cấp 4 của tôi sẽ tháo mái để thoát lũ, của cải thì cứ để ở trên nhà vậy", ông Tý nói.

Hôm nay, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo khắc phục hậu quả và thăm các gia đình gặp nạn trong vụ sạt lở nhà bên bờ sông Thạch Hãn đoạn qua địa bàn thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị. Vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Thạch Hãn khiến 1 người tử vong, 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 2 nhà ở kế bên bị hư hỏng. Địa phương và các lực lượng chức năng khẩn trương di dời các hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Đạo Ái, Chủ tịch UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị cho biết: “Các hộ này nằm trong đề án di dời tái định cư do sạt lở bờ sông, tuy nhiên các hộ chưa di dời được. Nguyên nhân là do hầu hết là gia đình khó khăn, mức hỗ trợ theo quy định là 20 triệu nên các hộ chưa có đủ điều kiện để di dời. Trước tình hình này xã khẩn trươn di dời bà con trong vùng sạt lở, đề xuất cấp trên bố trí chỗ tạm định cư cho bà con trong đợt mưa bão này”.

Đợt mưa lũ vừa qua tại tỉnh Thừa Thiên Huế khiến 2 người chết, 4 người bị thương, thiệt hại về sản xuất nông nghiệp rất lớn. Hiện nay, mực nước các sông đang xuống chậm. Tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn gần 4.000 nhà bị ngập. Lãnh đạo tỉnh và các địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình người bị nạn. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xuất 1.000 thùng mì ăn liền hỗ trợ gia đình khó khăn.

Công an tỉnh trao 100 suất quà với kinh phí 100 triệu đồng tặng bà con vùng lũ. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã trích 5,7 tỷ đồng từ Quỹ cứu trợ giúp các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ người dân. Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bảo trợ xã hội là 500.000 đồng/hộ, hộ nhà ở bị sập là 6 triệu đồng... Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ 150 triệu đồng, 300 thùng hàng gia đình trị giá 179 triệu đồng giúp bà con vùng thiệt hại thiên tai... Cùng với việc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã sẵn sàng phương án ứng phó với bão số 6. 

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Hiện nay, chúng tôi cũng đang tập trung để khắc phục hậu quả, nhất là sự ngập lụt ở các cơ sở, đảm bảo cho vệ sinh môi trường. Tỉnh cũng đã có chỉ đạo các địa phương phối hợp các lực lượng vũ trang, hỗ trợ làm thế nào đó để chúng ta vệ sinh môi trường trong 1-2 ngày tới”.

Tại Đà Nẵng, trong 2 ngày qua, thành phố huy động tối đa các lực lượng vũ trang giúp dân khắc phục hậu quả mưa lớn. Hôm nay, các đơn vị giao thông tập trung khắc phục sạt lở đường lên bán đảo Sơn Trà, đường ven biển. Chiều nay (17/10), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng ban hành Công điện về ứng phó với bão số 6. Theo đó, Chủ tịch UBND các quận, huyện tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ; thông báo kịp thời diễn biến, tình hình mưa, bão, lũ cho nhân dân biết để chủ động ứng phó.

Đồng thời, tiếp tục rà soát các khu dân cư ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt chú ý nhân dân sống tại ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê và các khu vực nằm trong phạm vi kênh thoát lũ tổng thể xã Hòa Liên, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi… sẵn sàng triển khai công tác sơ tán người dân theo phương án đã được phê duyệt.

“Tiếp tục tập trung chỉ đạo khắc phục, đồng thời tiếp tục ứng phó với dự kiến những trận mưa tới và khả năng sẽ ảnh hưởng việc xả lũ thủy điện từ phía Quảng Nam xuống hạ du. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo sát tình hình diễn biến của bão để sớm thông tin thông báo cho người dân và các địa phương biết được, nhằm có phương án ứng phó kịp thời”, ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết./.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận thực tế:

Bài liên quan
Dự báo thời tiết 10 ngày trên cả nước và thời điểm mưa lũ miền Trung giảm dần
VOVLIVE - Cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia đã phát đi bản tin dự báo tình hình gió mùa đông bắc trong 10 ngày tới và thời điểm mưa lũ miền Trung giảm dần cường độ.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp