Mâm cúng Tết Đoan ngọ 2024

08/06/2024, 10:20

VOVLIVE - Ngoài hương hoa, mâm cúng Tết Đoan ngọ thường bao gồm một số loại trái cây mùa hè, một số loại bánh và cơm rượu nếp.

Tết Đoan ngọ diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, là một ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Các phong tục phổ biến trong dịp này bao gồm ăn bánh tro, rượu nếp cái, trái cây, dâng hương tổ tiên, khảo cây, thả diều... Những hoạt động này nhằm diệt sâu bọ và cầu mong sức khỏe, bình an cho mọi người.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở mỗi vùng miền dâng lên tổ tiên thường bao gồm những lễ vật đặc trưng, tùy từng địa phương mà thành phần có sự khác biệt nhất định. Đa số mâm cúng vào ngày này là cỗ chay, ở một số địa phương cúng thêm thịt vịt.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ luôn có cơm rượu nếp, trái cây.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ luôn có cơm rượu nếp, trái cây.

Thông thường, mâm cúng Tết Đoan ngọ gồm có:

- Hoa tươi, vàng mã, hương, nước sạch.

- Cơm rượu nếp, nếp cẩm.

- Trái cây: Người xưa thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...

Ngoài ra, tùy theo địa phương mà mâm cúng có thể có thêm những lễ vật khác. 

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Bắc thường bao gồm những món cơ bản như: Nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, vàng mã, hoa, xôi, chè, cơm rượu nếp, và các loại hoa quả như đào, mận, vải, hồng xiêm.

Trong đó, cơm rượu nếp là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tương tự là bánh tro, được làm từ gạo nếp ngâm cùng nước tro của các loại lá cây khô, gói trong lá chuối rồi đem luộc.

Một số địa phương ở miền Bắc như Lào Cai thường có thêm bánh khúc trong mâm cúng Tết diệt sâu bọ. Đây là loại bánh đặc trưng của người Nùng, bánh có vỏ nếp dẻo thơm, nhân đỗ bùi bùi rất hấp dẫn.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Trung

Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường bao gồm những món đồ cơ bản giống như miền Bắc, như các loại trái cây, nước, rượu, bánh tro, bánh ú, hương, hoa, vàng mã, và chè kê. Đặc biệt, chè kê ăn kèm bánh tráng vừng là một món ăn quen thuộc và đặc trưng thường xuất hiện trong mâm cúng của người Quảng Nam và Huế.

Thịt vịt là món đặc trưng trong mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Trung.
Thịt vịt là món đặc trưng trong mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Trung.

Không chỉ thế, trên mâm cúng Tết Đoan ngọ của người miền Trung thường có thịt vịt. Nhiều người cho rằng vào tháng 5 Âm lịch, thời tiết oi ả, nóng bức, ăn thịt vịt tính hàn sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam

Mâm cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam về cơ bản vẫn bao gồm trái cây, hương, hoa, vàng mã, rượu, bánh ú bá trạng, cơm rượu. Một số món đặc trưng phổ biến khác là bánh bá trạng, chè trôi nước, xôi gấc, xôi vò. Đặc biệt, chè trôi nước là món không thể thiếu.

Ở miền Nam, người dân thường dâng cúng chè trôi nước được làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước đường hoặc nước cốt dừa đun đường.

Văn khấn Tết Đoan ngọ

Đây là bài cúng trong sách "Văn khấn toàn tập".

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân. 

Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ khảo, tổ tỷ).

Tín chủ chúng con là... ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa, trà, quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Tùy Ý(Tổng hợp)
Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp