Lương giáo viên có thể được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương

Anh Văn | 25/09/2024, 14:50

Theo dự án Luật Nhà giáo, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay.

Trình bày tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay, so với quy định hiện hành dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới. Đáng chú ý, trong số đó có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ với nhà giáo nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29 "tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo theo quy định của Chính phủ".

"Dự thảo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật", ông Phạm Ngọc Thưởng nêu rõ.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng. (Ảnh: quochoi.vn)
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng. (Ảnh: quochoi.vn)

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định, điều này giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp. Đồng thời, việc này giúp thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn.

Dự thảo Luật cũng quy định, tiền lương, chính sách lương của nhà giáo công tác tại các trường tư thục và công lập tự chủ không ít hơn các nhà giáo khối công lập.

Đồng thời, để đảm bảo nhà giáo vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi Nhà nước có hướng dẫn mới về chính sách tiền lương, dự thảo Luật quy định tại điều khoản chuyển tiếp: "Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới".

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, dự thảo luật quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo các nguyên tắc đặc thù phù hợp với hoạt động nghề nghiệp nhằm chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, chuẩn nhà giáo, chức danh nhà giáo, trong đó tuyển dụng nhà giáo bắt buộc phải thực hành sư phạm để đánh giá phẩm chất, năng lực theo chuẩn nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo cũng phân cấp cho các trường trong việc tuyển dụng nhà giáo nhằm tăng tính chủ động, kịp thời tháo gỡ vướng mắc về việc thừa, thiếu giáo viên.

Luật Nhà giáo bổ sung quy định mới về việc biệt phái, điều động, thuyên chuyển, phân công nhà giáo dạy liên trường.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, quy định trên nhằm khắc phục tình trạng thừa - thiếu cục bộ giáo viên theo môn học, theo định mức, bảo đảm tính linh hoạt, chủ động và thống nhất trong việc sử dụng nhà giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: quochoi.vn)
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: quochoi.vn)

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đồng tình cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

"Tuy nhiên, việc thể chế hóa chủ trương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo", ông Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh. Ông Vinh cho rằng cần có chính sách hỗ trợ và chính sách thu hút nhà giáo, tuy nhiên, cần đánh giá tác động, xác định đối tượng nhà giáo được thụ hưởng, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, có ý kiến đề nghị cần rà soát các chính sách hỗ trợ, thu hút để tránh trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng; bổ sung chính sách thu hút người có học lực xuất sắc vào học ngành sư phạm, giữ sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên đại học.

Liên quan đến nội dung tuyển dụng, sử dụng, đánh giá nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng dẫn một số ý kiến đề nghị phân biệt rõ giữa tiếp nhận với điều động, thuyên chuyển nhà giáo; băn khoăn tính khả thi của quy định biệt phái nhà giáo từ cơ sở giáo dục công lập đến cơ sở giáo dục ngoài công lập và ngược lại.

Ngoài ra, cơ quan thẩm tra cũng băn khăn về thẩm quyền của chủ tịch hội đồng trường trong bổ nhiệm nhà giáo giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập; băn khoăn về các quy định liên quan tới nguyên tắc, căn cứ, phương thức đánh giá nhà giáo.

Anh Văn
Bài liên quan
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sáp nhập huyện, xã của Hà Nội và TP.HCM
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và TP.HCM.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp