Loạt trường đại học top đầu tuyển sinh ngành bán dẫn 2025

Kim Nhung | 15/04/2025, 10:15

Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, năm 2025 nhiều trường đại học top đầu Hà Nội thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành bán dẫn.

Năm nay, trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở 5 ngành mới, gồm: Công nghệ sinh học, Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật), Lịch sử, Xã hội học, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

Trong đó, với ngành Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật), trường dự kiến tuyển sinh 120 chỉ tiêu cho 3 phương thức gồm xét tuyển thẳng thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội (24 chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực (36 chỉ tiêu), xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (60 chỉ tiêu).

Tương tự, 3 trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên và Đại học Việt Nhật cũng lần đầu mở chương trình đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành bán dẫn.

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành bán dẫn của các trường cụ thể như sau.

STTTrườngNgànhChỉ tiêuHọc phí (dự kiến)
1Đại học Bách khoa Hà NộiKỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano 18022-28 triệu đồng/năm
2Đại học Sư phạm Hà NộiVật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật)120
3Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)Công nghệ bán dẫn140 15-37 triệu đồng/năm
4Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội)Công nghệ chíp bán dẫn10058 triệu đồng/năm
5Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông định hướng thiết kế vi mạch điện tử và Công nghệ vật liệu - vi điện tử. 60032-40 triệu đồng/năm
6Đại học Công nghiệp Hà NộiVi mạch bán dẫn
7Đại học Khoa học và Công nghệ Hà NộiCông nghệ vi mạch bán dẫn56 triệu đồng/năm
8Đại học CMCCông nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn)5054-78 triệu đồng/năm
9Đại học PhenikaaKỹ thuật điện tử Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn)15046,2 triệu đồng/năm

Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp bán dẫn trong nước cần 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện đáp ứng chưa tới 20%.

Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được ít nhất 50.000 cử nhân/kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn như: thiết kế, đóng gói, kiểm thử và sản xuất thiết bị vi mạch, chất bán dẫn.

Trong đó, khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất, đóng gói và kiểm thử chip, 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ ngành bán dẫn. Bên cạnh đó, đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Kim Nhung
Bài liên quan
Tăng hàng trăm chỉ tiêu vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội 2025
Năm học 2025-2026, 4 trường THPT chuyên thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội tuyển 8.194 chỉ tiêu, tăng hơn 300 chỉ tiêu so với năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
VOVLIVE - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm chiều 14/4, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp