Khu vực Hà Nội trời rét, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

PV/VOV.VN | 26/12/2024, 14:57

Ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại.Khu vực Hà Nội trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-15 độ.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/12, bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Dự báo trong 24 giờ đến 48 giờ tới, từ khoảng đêm 26 và ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Từ đêm 27/12, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn và ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.

Ở Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ, vùng núi có nơi dưới 10 độ; ở khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến 15-18 độ.

Khu vực Hà Nội trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-15 độ. 

Từ ngày 27/12, ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m. Ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 4,0-6,0m. Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3,0-5,0m.

Dự báo chi tiết:

du_bao_thoi_tiet.jpg

Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên từ đêm 26/12 đến đêm 27/12 ở khu vực Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội.
Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Bài liên quan
Đêm nay (14/1), không khí lạnh ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (14/1), bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thủ tướng: Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số
"Phải có giải pháp để tăng trưởng 2 con số, bởi nếu vùng Đồng bằng sông Hồng không tăng trưởng 2 con số thì vùng nào tăng trưởng được!", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp