Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM: Bảng giá đất mới thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Thy Huệ | 30/07/2024, 10:00

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, liên quan đến việc điểu chỉnh bảng giá đất tại TP.HCM từ 1/8.

Trả lời Báo điện tử VTC News, ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, tất cả nội dung quy định về giá tái định cư hiện nay chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn từ người dân. Nếu không ban hành kịp thời bảng giá đất mới sẽ rất khó bố trí tái định cư cho người dân.

"Người dân không bố trí định cư được thì không bàn giao mặt bằng, không bàn giao mặt bằng thì không thể đẩy nhanh các dự án đầu tư công, không đẩy nhanh tiến độ thì không thể giải ngân được", Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM phân tích.

Công trường đường Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức (TP.HCM).
Công trường đường Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức (TP.HCM).

Do đó, ông Thắng cho rằng, việc sử dụng bảng giá đất mới rất quan trọng trong việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP.HCM. Đặc biệt là các dự án trọng điểm của TP, các dự án công cộng như đường Vành Đai 3, Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường Xuyên Tâm...

"Một điều chắc chắn là bảng giá đất mới là kênh có thể thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM", ông Thắng khẳng định.

Cũng tại buổi họp báo, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM đã nêu lý do gấp gáp áp dụng bảng giá đất mới từ 1/8.

Giám đốc Sở TN&MT TP cho hay, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024. Sau ngày 1/8 sẽ không còn quy định về hệ số điều chỉnh và phải cập nhật giá đất tái định cư. Nếu không tham mưu để ban hành, bảng giá điều chỉnh sẽ tắc nghẽn.

Tuy rất muốn có thêm thời gian để thực hiện điều chỉnh bảng giá đất, tuy nhiên luật quy định nên muốn chờ cũng không thể được, luật không cho phép. 

"Dù thời gian ngắn, cấp bách nhưng không còn cách nào khác... TP.HCM phải chấp hành nghiêm và các tỉnh, TP đều phải làm", ông Thắng nói.

Ông Thắng cũng khẳng định bảng giá đất mới không làm tăng giá đất thị trường, sẽ cập nhật luôn giá đất tái định cư được phê duyệt theo giá thị trường.

Bảng giá đất mới không còn hệ số, được xây dựng dựa trên cơ sở dữ liệu thị trường về giá đất. Cụ thể là dữ liệu về giao dịch đất đai tại địa bàn qua nhiều năm qua. Dữ liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn như Cục thuế, Văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện...

Trước khi xây dựng bảng giá đều phải thu thập giá thị trường từ nhiều nguồn ở tất cả các địa phương, chứ không phải bây giờ mới bắt tay làm. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng TP.HCM áp dụng vội vàng, không có dữ liệu là không đúng.

"Bảng giá này cập nhật giữ liệu giá gốc chứ không làm tăng giá thị trường. Giá này đang diễn ra trên thị trường, và được cân chỉnh", Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM thông tin.

Bảng giá đất điều chỉnh của TP.HCM dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 với mức tăng từ 5 lần đến 50 lần giúp giá đất sát thị trường nhưng cũng gây không ít khó khăn khi tác động đến 11 nhóm đối tượng.

Trong 11 đối tượng có 3 nhóm không bị ảnh hưởng và 8 nhóm bị ảnh hưởng.

3 nhóm đối tượng không bị ảnh hưởng khi điều chỉnh giá đất, gồm: Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm; Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

8 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng: Nhóm hộ gia đình, cá nhân được công nhận và chuyển mục đích sử dụng đất; Tính thuế sử dụng đất; Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai; Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

Thy Huệ
Bài liên quan
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM: Bảng giá đất mới phù hợp thực tế
Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đối với Quyết định số 79/2024 quy định về bảng giá đất trên địa bàn TPHCM vừa được ban hành.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp