Đại tá Bùi Duy Châu đang đưa chúng tôi trở lại những năm tháng khi ông còn trong quân ngũ. Hơn 40 năm công tác giờ trở thành những ký ức đẹp đẽ và những tấm huân chương được cất giữ như báu vật của đời. Đây là huy hiệu của học viện hải quân Lê-nin Gờ-rát.
Từ năm 1978 đến năm 1981, đại tá Bùi Duy Châu theo học tại đây để trở thành một sĩ quan hải quân. Tiếp đó từ năm 1984 đến năm 1986, ông theo học tại trung tâm huấn luyện tàu ngầm Liên Xô đóng tại Ri-ga, Công hoà, bắt đầu 21 tháng chuyên đào tạo về tàu ngầm.
Kết thúc khóa đào tạo, ông cùng đồng đội trở về nước, đóng quân tại căn cứ hải quân Cam Ranh. Đơn vị tàu ngầm của họ được gọi là Hải đội 182. Tầm nhìn về một lực lượng tàu ngầm đã được nhà nước ta tiến hành từ ngày đó.
Tuy nhiên, đến năm 1987, Bộ Quốc phòng có một quyết định quan trọng: Đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó là Đại tướng Văn Tiến Dũng đã vào tận căn cứ Cam Ranh để gặp gỡ các thủy thủ tàu ngầm.
Đại tá Bùi Duy Châu kể lại "Để giải tán đơn vị tàu ngầm, đại tướng cũng đã khỏi rất cặn kẽ. Nguyện vọng của anh em như thế nào? Đầu tiên chúng tôi trả lời là lúc đầu chưa công bố giải tán đâu, chúng tôi thưa với đại tướng là chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ, huấn luyện tàu ngầm đạt kết quả, những mong muốn của các thầy ở bên Liên Xô là truyền đạt cho chúng tôi nếu mà được nhận tàu ngầm., Nhưng mà sau đến khi mà mà nghe tin là phải giải tán, chúng tôi rất tiếc.”
Những cán bộ khung của Hải đội 182 khi đó được chuyển về các đơn vị khác nhau. Họ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của quân chủng hải quân trên những cương vị công tác mới. Ước mơ về việc chinh phục lòng biển trên những con tàu ngầm tạm gác lại.
Hôm nay, chúng tôi cùng đại tá Bùi Duy Châu vào thăm căn cứ hải quân Cam Ranh, nơi những chiếc tàu ngầm ki lô nổi tiếng đang neo đậu. Nhìn những thuyền trưởng khỏe trẻ như thế này chúng tôi luôn luôn tin tưởng ở đơn vị chúng ta. Từ khi kết thúc khóa học năm 1986 tại Liên Xô cũ tưởng chừng đã không bao giờ còn gặp lại được những chiếc tàu ngầm, gặp lại được giấc mơ của một thời thanh niên sôi nổi.
“Ước mơ của tôi bây giờ trở thành hiện thực, thật là cảm động được trở lại thăm đơn vị tổ ngầm mà cái ước mơ của thế hệ chúng tôi ngày xưa chưa thực hiện được trọn vẹn. Những người đồng đội của chúng tôi hôm nay thấy hình ảnh này, chúng ta phấn khởi và tự hào cho các binh chủng tàu ngầm của chúng ta phát triển và quân chủng hải quân của chúng ta.”
Đại tá BÙI DUY CHÂU - Nguyên Giảng viên Học viện Hải quân
Từ vài chục cán bộ đi học ngày ấy giờ đây lực lượng tàu ngầm đã trở thành một đơn vị lớn mạnh kiểu mẫu đi đầu về chính quy hiện đại của quân đội ta. Nhiều sĩ quan trẻ đã trưởng thành nắm giữ các trọng trách, điều khiển, tàu ngầm hiện đại.
Trung tá Phan Thanh Quang - Thuyền trưởng HQ183 - Lữ đoàn tàu ngầm cho biết: "Biết được ước mơ làm chủ lòng biển và vùng biển của các thế hệ cha anh đi trước, bản thân tôi nhận thấy rằng các thế hệ cho anh đi trước gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức, xây dựng lực lượng cũng như bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Với thế hệ chúng tôi đi sau gặp nhiều cái thuận lợi hơn. Do vậy, chúng tôi càng phải càng quyết tâm hơn nữa, cố gắng hơn nữa để làm chủ khi trang bị kỹ thuật tàu ngầm hiện đại, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hơn nữa, bản thân là một thuyền trưởng tàu ngầm, tôi luôn xác định phải đi đầu trong mọi nhiệm vụ và làm tấm gương cho cán bộ, thủy thủ tàu ngầm noi theo"
Sau mỗi chuyến hải hành, thủy thủ tàu ngầm được kiểm tra y tế kỹ lưỡng, buồng điều áp này là một ví dụ. Nhiều ngày qua họ đã phải làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí và chịu áp lực cao. Các thế hệ chiến sĩ hải quân vẫn hằng ngày đối mặt với khó khăn, sóng gió, nhiều khẩu hiệu đã trở thành mệnh lệnh không lời.
Để lá cờ tổ quốc tung bay trong gió mỗi sớm mai trên những biển đảo xa xôi nhất là ý chí của từng người lính và quyết tâm của cả dân tộc. Là chiến sĩ hải quân, ai cũng nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển.”