Dự thảo về thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư Bộ GTVT trình có gì mới?

17/08/2024, 15:53

Bộ GTVT vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc. Bộ GTVT khẳng định, chỉ thu phí khi tuyến đường đủ điều kiện cao tốc.

Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 13 điều quy định điều kiện, thời điểm thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ cao tốc; chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ cao tốc; mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc phạm vi Bộ GTVT quản lý.

Dự thảo Nghị định quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc nhằm hướng dẫn Luật Đường bộ vừa được Quốc hội thông qua. Việc ban hành nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy định rõ về loại hình và đối tượng thu phí, phương án tổ chức thực hiện để đảm bảo tính khả thi, công khai và minh bạch.

Về điều kiện, thời điểm triển khai, Dự thảo nêu rõ: Việc thu phí chỉ được thực hiện sau khi tuyến cao tốc được thiết kế, đầu tư xây dựng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan. Công trình đường cao tốc đã hoàn thành thi công xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với dự án đường cao tốc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định, việc thu phí sẽ được triển khai sau khi hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt hạ tầng trạm thu phí, hệ thống phần mềm, thiết bị phục vụ việc thu phí; các công trình dịch vụ công tại trạm dừng nghỉ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ để quản lý, điều hành giao thông.

Cơ quan được giao quản lý đường bộ cao tốc phải lập Đề án khai thác tài sản trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Thời điểm thu phí và tuyến đường thu phí được xác định cụ thể tại \Đề án.

Việc quản lý, khai thác đường cao tốc sử dụng nguồn nhân lực hiện có của ngành giao thông vận tải. Do đó không phát sinh nguồn nhân lực cho việc thực hiện nghị định.

Liên quan đến mức phí, Bộ GTVT cho biết, Dự thảo nghị định quy định mức phí đối với đường cao tốc đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện triển khai thu phí áp dụng mức 1 (đường cao tốc có 4 làn xe trở lên, có làn dừng khẩn cấp liên tục).

Áp dụng mức 2 đối với dự án đường cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành, khi đưa vào khai thác mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định.

Với mức phí đề xuất tại dự thảo nghị định, dự kiến sau khi triển khai thu phí đối với các tuyến cao tốc đang khai thác, dự kiến số phí thu được là 3.210 tỷ đồng/năm.

Lý giải cho mức phí đề xuất này, Bộ GTVT cho biết, mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí quản lý, tổ chức, vận hành thu phí, bảo trì đường cao tốc. Trong đó, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch và được tính toán trên cơ sở lợi ích của người sử dụng.

Mức thu được xác định đảm bảo các nguyên tắc mức thu xây dựng trên cơ sở pháp luật về phí và lệ phí, phải khấu trừ các loại thuế, phí đã thu liên quan, tránh thu phí trùng phí. Người sử dụng đường cao tốc chia sẻ lợi ích với nhà nước, mức thu phải thấp hơn lợi ích người sử dụng đường cao tốc thu được.

Cũng theo Bộ GTVT, phân tích các tuyến đường cao tốc nhà nước đầu tư trước năm 2020, đang hoặc chuẩn bị vận hành, khai thác, kết quả lượng hóa chi phí vận hành và chi phí thời gian của phương tiện cho thấy so với lưu thông tuyến trên quốc lộ song hành, phương tiện lưu thông trên các tuyến cao tốc sẽ được lợi bình quân 4.824 đồng/xe/km.

Trong số này, 25% từ tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện và 75% từ tiết kiệm thời gian hàng hóa và hành khách trên đường. 

Loại phương tiện thu được lợi ích lớn nhất là xe khách từ 30 ghế trở lên với bình quân hơn 14.000 đồng/xe/km, phương tiện thu được lợi ích thấp nhất là xe tải dưới 2 tấn với lợi ích bình quân là 1.174 đồng/km. Lợi ích bình quân tính theo xe đơn vị là 2.616 đồng/PCU/km.

Mức phí được tính toán và phân tích lợi ích của của chủ phương tiện khi lưu thông trên các tuyến cao tốc đó. Đồng thời có tính đến chia sẻ lợi ích của người sử dụng đường cao tốc, mức chi phí tương đương với 50-70% lợi ích thu được khi sử dụng đường cao tốc.

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp