Đề xuất học phí đại học không vượt quá 1/2 thu nhập bình quân đầu người

Phương Lan/VOV2 | 16/04/2025, 10:12

VOVLIVE - Mới đây, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm tham vấn chính sách sửa đổi Luật Giáo dục Đại học 2018. Qua đó, lấy ý kiến các trường đại học 20 nội dung đề xuất sửa đổi.

Một nội dung được đề xuất khi sửa đổi Luật giáo dục Đại học là: cơ sở giáo dục đại học được tự quyết định mức thu học phí dựa trên chất lượng đào tạo. Đối với trường công lập, mức học phí không vượt quá 1/2 thu nhập bình quân đầu người.

Lý giải về đề xuất này, ông Ngô Văn Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT cho rằng tự chủ học phí là một phần của cơ chế tự chủ đại học. Đây là điều cần thiết để các trường nâng cao chất lượng và phát triển bền vững. Tuy vậy, để tránh cơ sở ĐH thu học phí quá cao, Bộ GD-ĐT dự kiến quy định mức thu học phí tối đa không quá 1/2 thu nhập bình quân đầu người từng giai đoạn, tránh trường hợp cơ sở giáo dục thu học phí cao, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Riêng các trường tư thục vẫn được tự quyết định mức thu học phí.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tâm – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, nguồn thu của các cơ sở giáo dục ĐH hiện nay phần lớn đến từ học phí (chiếm 80-90% nguồn thu các trường ĐH), tạo ra rủi ro cao khi cơ chế tự chủ có thể khiến học phí tăng. Điều này đặt ra vấn đề cần phải đa dạng nguồn thu trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước có hạn.

TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT nhận định, tín dụng sinh viên hiện nay vẫn còn mờ nhạt, số lượng sinh viên vay vốn thấp. Mặc dù có những số liệu báo cáo, thời gian qua cấp tín dụng cho hơn 80.000 học sinh, sinh viên, giải ngân mười mấy nghìn tỷ. Tuy nhiên, theo ông Tùng, nếu so sánh ở quy mô toàn hệ thống giáo dục thì đó vẫn là con số rất nhỏ.

Để tín dụng sinh viên thực sự là nguồn tài chính quan trọng cho người học dựa vào, ông Tùng cho rằng cần cần đặt vấn đề 1/3 người đi học có thể được hướng chính sách tín dụng.

“Tín dụng bản chất là vay tiền tương lai của chính người học để trả cho thời điểm hiện tại. Nhà nước tạo ra cơ chế khai thông điều đấy, với số lượng đủ lớn. Vấn đề tín dụng phải được xem là vấn đề quan trọng”.

Về nguồn thu của trường ĐH, TS. Lê Trường Tùng nói, hiện nay chúng ta đang khuyến khích các nguồn đóng góp, tài trợ cho giáo dục ĐH. Tuy nhiên, nguồn thu này đang gặp nhiều cản trở do các chính sách liên quan đến thuế.

Ở ta, việc tư nhân tài trợ cho các nhà trường thì khoản đó được tính sau thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó ở nhiều quốc gia, chi chi phí cho giáo dục được tính để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tức trừ khoản đó trước khi nộp thuế.

Theo TS. Lê Trường Tùng, các nguồn tài trợ cho giáo dục ĐH thì cần được khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Đây là kênh để kêu gọi đầu tư, đóng góp cho trường ĐH, đặc biệt là từ lực lượng cựu sinh viên.

“Giờ vẫn cứ vướng, cứ phải nộp thuế xong mới đóng. Đó không phải là cách khuyến khích. Bây giờ mình đang muốn khuyến khích để làm khoản tiền đóng góp của các cá nhân cho giáo dục ĐH. Đến lúc nào đó, đây sẽ là một khoản lớn của các trường, đặc biệt các trường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận”, ông Tùng cho hay.

Đối với vấn đề tài chính và tài sản, trong dự án Luật sửa đổi lần này, Bộ GD-ĐT tập trung đề xuất các cơ chế chính sách để phân bổ ngân sách theo kết quả hoạt động.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết, các chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên cần được cải tiến để giúp sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH hơn. Đồng thời, giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực của hiệu quả và chất lượng hơn.

Về tự chủ tài chính, sẽ phải xem xét để gắn với các quyền khai thác, sử dụng tài sản công. Đồng thời, sẽ đề xuất các chính sách để thúc đẩy thu hút nguồn lực cho các cơ sở giáo dục ĐH, đặc biệt là các nguồn lực ngoài ngân sách, thu hút từ các bên liên quan, doanh nghiệp trong hợp tác công tư.

Bài liên quan
Học sinh dân lập, tư thục toàn quốc có thể được giảm học phí
VOVLIVE - Bộ GD&ĐT đề xuất dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông khối dân lập, tư thục trên toàn quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11
VOVLIVE - Theo kế hoạch, sáng nay (16/4), tại tòa nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp