Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế cho cán bộ đổi mới sáng tạo

Ngọc Thành/VOV.VN | 16/01/2024, 20:24

Cần nghiên cứu để Quốc hội có nghị quyết riêng hoặc lồng vào nghị quyết chung kỳ họp Quốc hội cho phép vận dụng. Trước khi thực hiện phải có kế hoạch, phương thức phù hợp với thực tế, trình cơ quan cấp trên, xét thấy cách làm đúng thì phê duyệt và đi kèm với kiểm tra, giám sát”.

Chiều nay 16/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030).

“Chưa thấy cơ chế đặc thù nào gây hậu quả xấu”

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, lâu nay Quốc hội quyết định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh, thành, chương trình, dự án. Điểm chung là phần lớn cho phép đối tượng thực thi được thực hiện phương thức khác với quy định hiện hành của pháp luật, giúp việc thực hiện nhanh hơn, có thể bỏ qua một số khâu không cần thiết, hoặc quy định không phù hợp với địa phương hay ở khâu nào đó.

“Cách làm như thế đều mang lại kết quả tốt, hiệu quả đạt được nhanh hơn, chưa thấy cơ chế đặc thù nào gây hậu quả xấu. Việc cho phép thực hiện khác quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế đều mang lại kết quả tốt” – ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ: “Khi đi giám sát đường Vành đai 4, cán bộ nói cám ơn Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cởi trói vướng mắc thì dự án mới nhanh như thế!”

Vị đại biểu đoàn Hà Nội cũng lưu ý, pháp luật được ban hành hôm nay, với lĩnh vực này rất phù hợp nhưng chưa chắc phù hợp ngày mai, với lĩnh vực khác, nhất là trong bối cảnh 4.0 nảy sinh rất nhiều quan hệ, hành vi mới. Do đó, việc dự báo còn phải thông qua nhiều cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn trong tương lai là có cơ sở, là điểm cần chú ý.

Tuy nhiên, ông đặt vấn đề, phải chăng ngồi chờ địa phương, lĩnh vực thấy vướng mắc rồi xin mới xem xét cơ chế, chính sách đặc thù hay nên chủ động đưa ra cơ chế, phương thức nào đó chủ động khắc phục tình trạng này.

Bộ Chính trị có Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung và Chính phủ cũng có Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Song, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, tính khả thi của nghị định có lẽ không cao. Vì cán bộ năng động, sáng tạo xây dựng kế hoạch mới, trình cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt nhưng lại phải tuân thủ quy định pháp luật.

“Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động cơ để năng động, sáng tạo, đổi mới mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm” – ông Hoàng Văn Cường nói.

Do đó, vị đại biểu Quốc hội này đề xuất cần nghiên cứu để Quốc hội có nghị quyết riêng hoặc lồng vào nghị quyết chung của kỳ họp cho phép vận dụng quy định của pháp luật, lựa chọn kế hoạch, phương thức phù hợp nhất với điều kiện thực thi công việc nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Tất nhiên, theo ông Cường, trước khi thực hiện phải xây dựng kế hoạch, phương thức phù hợp với thực tế, trình cơ quan cấp trên, nếu xét thấy cách làm đúng thì có thể chưa thực sự phù hợp với quy định nhưng vẫn phê duyệt, đi kèm với đó là kiểm tra, giám sát thực hiện theo đúng kế hoạch, phương thức đề ra.

“Nếu làm thế thì quá trình thực thi dù không hoàn toàn đúng quy định nhưng đúng thực tế. Và cũng không thể lồng vào mục đích cá nhân vì công khai, minh bạch ngay từ đầu. Qua đó khuyến khích cán bộ nghĩ ra cách làm mới, đổi mới sáng tạo” – GS.TS Hoàng Văn Cường đồng thời nhấn mạnh đất nước muốn phát triển đột phá cần đổi mới sáng tạo mà muốn thế phải đổi mới, sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách.

“Xin đừng để con người nghèo không được đến nhà trẻ, mẫu giáo”

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ, ban quản lý các chương trình sắp xếp kinh phí từ 3 chương trình để hỗ trợ cho các cháu của gia đình nghèo được đi nhà trẻ, mẫu giáo.

“Nhà nghèo quá các cháu có thể ăn đói, ngủ rét. Không trồng gì bằng trồng người. Công trình xây dựng là cần, nhưng cần nhất là xây dựng con người sung sức, khỏe mạnh góp phần xây dựng đất nước lâu dài, bền vững” – ông Nguyễn Anh Trí nói.

Đề xuất mức hỗ trợ bao nhiều căn cứ vào mức độ nghèo, tuỳ địa phương và chương trình và có thể qua trường lớp hay gia đình, đại biểu Nguyễn Anh Trí tiếp tục bày tỏ: “Xin đừng để con người nghèo không được đến nhà trẻ, mẫu giáo”.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục cho rằng tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia lâu nay chậm cũng do một phần do thủ tục rườm rà. Do đó, ông ủng hộ mạnh dạn phân cấp, nhất là khi các công trình không phải lớn song lại thiết thực về an sinh xã hội.

Hiện Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 là chưa thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện ngay trong giai đoạn 2021-2025; quy định cơ chế định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030. Còn phương án 2 là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025.

“Tôi chọn phương án 2, cứ mạnh dạn phân cấp đến cấp huyện. Huyện đủ khả năng thực hiện dự án như thế” – ông Tạ Văn Hạ nêu quan điểm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục cũng cho rằng không nên quy định mỗi tỉnh chọn 1 huyện thí điểm vì cần tính bao quát, để khi tổng kết, tổng hợp xem thành thị thế nào, nông thôn ra sao, miền núi thế nào.

Ông đề xuất để cho tỉnh lựa chọn vì áp dụng cơ chế thí điểm có nghĩa quy định chưa có hay pháp luật chưa hoàn thiện, nếu làm được thì có kinh nghiệm, qua đó tổng kết đúc rút và luật hoá. Cơ chế, chính sách này nên cho áp dụng ngay từ giai đoạn 2024-2025.

Bài liên quan
Quảng Nam đầu tư phát triển giáo dục miền núi
VOVLIVE - Trong 3 năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, đặc biệt là Chương trình tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, mạng lưới trường lớp, khu nội trú học sinh, cơ sở vật chất dạy và học ở vùng miền núi Quảng Nam từng bước được đầu tư toàn diện.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp