Cúng ông Táo không có cá chép được không?

Hạ Vy | 19/01/2025, 09:45

Nhiều người thắc mắc cá chép có phải lễ vật bắt buộc khi cúng ông Công ông Táo để tiễn các ngài về trời vào ngày 23 tháng Chạp hay không.

23 tháng Chạp, các gia đình đều sắm sửa lễ vật cúng tiễn ông Táo lên thiên đình để báo cáo sự việc của gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Trong số lễ vật dâng cúng thường có cá chép. 

Cúng ông Táo không có cá chép được không?

Nghi thức cúng và thả cá chép thường gắn liền với lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Các gia đình thực hiện việc cúng cá chép và thả chúng với niềm tin rằng cá chép sẽ hóa rồng, giúp ông Táo lên thiên đình.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn liệu có thể cúng ông Táo không có cá chép hay không. 

Theo TS Lý Tùng Hiếu (giảng viên khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) chia sẻ với Znews, việc cúng cá chép trong lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo không phải là nghi thức bắt buộc. Trong các sự tích về ông Công, ông Táo không đề cập về việc phải cúng và thả cá chép.

Cúng ông Táo không có cá chép được không? (Ảnh: Viên Minh)
Cúng ông Táo không có cá chép được không? (Ảnh: Viên Minh)

TS Hiếu cho biết, nghi thức cúng cá chép được hình thành từ cổ tục và mang tính tín ngưỡng dân gian, nhằm tạo thêm màu sắc cho lễ cúng. Mặt khác, nó cũng có thể là sự kết hợp với niềm tin của một vài tôn giáo.

Đôi khi, việc thả cá chép được người dân gửi gắm niềm tin phóng sinh theo đạo hiếu sinh của nhà Phật. Vì vậy, những người không có niềm tin vào việc "cá chép hóa rồng" để Táo quân về trời hoàn toàn không nhất thiết phải thực hiện nghi thức này.

TS Hiếu nhận định, việc thả cá chép không phải là yêu cầu bắt buộc trong lễ cúng ông Táo. Tuy nhiên, nếu gia đình lựa chọn thực hiện nghi thức này, nên sử dụng cá chép vàng, số lượng và kích thước có thể tùy ý theo ý muốn của gia chủ.

"Không tài liệu nào quy định phải thả bao nhiêu cá chép và kích thước của cá chép ra sao trong ngày cúng đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nhưng gia chủ không nên mua và phóng sinh loại cá khác vì chỉ có cá chép mới gắn liền với ngày Táo quân", TS Hiếu nói.

Tại sao cá chép lại gắn liền với ngày ông Công, ông Táo?

Tục cúng cá chép trong ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hằng năm bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian về "Cá chép hóa rồng".

Theo truyền thuyết, cá chép là loài vật dũng mãnh, kiên trì và vượt qua thử thách. Trong thời kỳ khai thiên lập địa, rồng được giao nhiệm vụ làm mưa, nhưng số lượng rồng không đủ để thực hiện công việc này. Vì vậy, ông Trời đã tổ chức kỳ thi tuyển chọn những sinh vật ở trần gian có phẩm chất cao để hóa rồng và lên trời. Ở thủy cung, các giống loài đều nô nức dự thi, hy vọng mình "một bước lên trời". 

Kỳ thi diễn ra qua 3 vòng, đòi hỏi mỗi con vật phải vượt qua 3 đợt sóng dữ mới có thể hóa rồng. Tuy nhiên, yêu cầu này quá khó khăn, khiến hầu hết các loài đều không vượt qua. Con cá rô chỉ nhảy qua được một đợt sóng, con tôm vượt được hai đợt nhưng kiệt sức và ngã ở đợt sóng thứ ba, khiến lưng gãy cong.

Cá chép, khác biệt với các loài khác, ngậm một viên ngọc trai quý khi tham gia kỳ thi. Thấy sự kỳ lạ, thần gió tò mò đến xem, tạo ra gió mây cuồn cuộn và sấm sét ầm trời. Cá chép nhờ đó vượt qua những đợt sóng dữ, nương theo sức mạnh của thiên nhiên và cuối cùng hóa rồng khi nhả ngọc.

Cá chép hóa rồng, mang theo hy vọng về sự thành công, thăng tiến và may mắn. Chính vì vậy, cá chép đã trở thành biểu tượng của sự thăng hoa, may mắn và là phương tiện mà Táo quân sử dụng để lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng.

Thả cá chép đúng cách là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Viên Minh)
Thả cá chép đúng cách là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cúng ông Công, ông Táo. (Ảnh: Viên Minh)

Thả cá chép đúng cách

Thả cá chép đúng cách là một phần quan trọng trong nghi lễ cúng ông Công, ông Táo. Để đảm bảo cá chép có cơ hội sống sót, người thực hiện cần tuân thủ một số nguyên tắc.

Trước hết, khi thả cá, hãy làm từ từ và nhẹ nhàng. Dùng tay từ từ nghiêng miệng bao đựng cá xuống dưới mặt nước để cá có thể tự bơi ra. Không chạm vào cá bằng tay, vì việc này có thể làm mất lớp nhầy bảo vệ trên vảy cá, khiến cá dễ bị nhiễm trùng và chết.

Tuyệt đối không đứng trên cầu hoặc các vị trí cao ném cá xuống nước, điều này sẽ làm cá dễ bị tổn thương và khó có cơ hội sống sót. Kông thả cá ở những nơi có môi trường ô nhiễm, bởi cá sẽ không thể sinh tồn trong môi trường đó.

Sau khi thả, hãy quan sát xem cá đã bơi xa chưa. Tránh tình trạng cá mắc kẹt, bơi ngược dòng hoặc bị sóng đẩy vào bờ. Thả cá chép đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp bảo vệ sự sống cho loài cá này.

Hạ Vy
Bài liên quan
Duy Mạnh 'đột kích' hậu trường, Xuân Son xuất hiện bất ngờ ở Táo quân 2025
VOVLIVE - Bên cạnh sự xuất hiện của Duy Mạnh ở hậu trường buổi ghi hình, Xuân Son cũng có sự góp mặt bất ngờ ở Táo quân 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Trao đổi Điện mừng 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc
VOVLIVE - Các lãnh đạo Việt Nam đã trao đổi thư mừng/điện mừng với lãnh đạo Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp