Hiện nay, hầu hết các đại lý bán xe đều sẽ cung cấp thêm dịch vụ đăng ký xe trọn gói để tiện lợi hơn cho người mua, nhưng bạn sẽ mất thêm một khoản phí nhất định.
Thực ra thủ tục đăng ký xe máy không quá khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí.
1/ Đóng phí trước bạ xe máy tại Chi cục Thuế
Theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/2016, khi đăng ký xe mô tô, xe máy, người mua sẽ phải nộp lệ phí trước bạ vì xe máy là một trong những đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ.Công thức tính lệ phí trước bạ trong thủ tục đăng ký mô tô, xe máy như sau: Số tiền lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ.Xe máy mức thu là 2%.
Riêng:
a) Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%.
b) Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.
Lưu ý:
Giá tính Lệ phí trước bạ không phải giá bán xe máy.
2/ Giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục đăng ký xe máy
Theo Điều 10 của Thông tư 58/2020/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe máy bao gồm:
Tờ khai đăng ký xe;Giấy tờ nguồn gốc xe: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu (với xe nhập khẩu) hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước);
Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Hoá đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu);
Giấy tờ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe).
Đối với xe được miễn lệ phí trước bạ:
Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.
Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của chủ xe hoặc sổ hộ khẩu.
3/ Khai tờ khai đăng ký xe
Bước tiếp theo bạn cần làm là tới trụ sở cảnh sát giao thông địa phương nơi bạn đăng ký xe để khai tờ khai đăng ký xe theo mẫu và làm các thủ tục khác liên quan.
4/ Cà số khung, số máy
Tại trụ sở cảnh sát giao thông, bạn thực hiện cà số khung, số máy. Tuy nhiên, phần lớn các đại lý bán xe sẽ làm hộ.
5/ Nộp lệ phí cấp biển
Mức đóng cụ thể theo Điều 5 Nghị định 229/2016/TT-BTC quy định như sau:
* Tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội:
Lệ phí 500.000đ - 1.000.000đ: Xe máy giá trị từ 15.000.000đ trở xuống
Lệ phí 1.000.000đ - 2.000.000đ: Xe máy giá trị từ 15.000.000đ đến 40.000.000đ
Lệ phí 2.000.000đ - 4.000.000đ: Đối với xe máy giá trị trên 40.000.000đ
* Tại các thành phố trực thuộc trung ương khác, hoặc thuộc tỉnh và thị xã thì mức đóng sẽ là:
- Lệ phí 200.000đ: Xe máy giá trị từ 15.000.000đ trở xuống
- Lệ phí 400.000đ: Xe máy giá trị từ 15.000.000đ đến 40.000.000đ
- Lệ phí 800.000đ: Đối với xe máy giá trị trên 40.000.000
* Các địa phương còn lại: Lệ phí sẽ là 50.000đ đối với mọi loại xeBạn mang tất cả các giấy tờ (bao gồm tờ khai vừa được xét duyệt) vào phòng đóng lệ phí cấp biển số xe để đóng phí theo quy định.
6/ Nhận giấy chứng nhận đăng ký xe
Theo Điều 4 của Thông tư 58/2020/TT-BCA, trường hợp cấp lần đầu, ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ thì cấp đổi biển số xe được cấp. Đối với lần đầu cấp giấy chứng nhận đăng ký xe không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.