Cẩn trọng với bệnh tay chân miệng khi thời tiết chuyển mùa

Nguyễn Hà/VOV.VN | 15/04/2025, 10:30

Thời tiết hiện tại ở Miền Bắc đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng.

Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), Hà Nội ghi nhận 191 trường hợp mắc tay chân miệng tại 26 quận, huyện, thị xã; 108 xã, phường, thị trấn.

Trong tuần ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng tại: Ba Vì 2, Nam Từ Liêm, Phúc Thọ, Hoài Đức 1. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 18 ổ dịch, còn 9 ổ dịch đang hoạt động tại Nam Từ Liêm 4, Ba Vì 2, Hoài Đức, Hà Đông, Phúc Thọ 1. CDC Hà Nội nhận định, bệnh chân tay miệng đang có xu hướng gia tăng tại Hà Nội.

Theo CDC Hà Nội, thời tiết hiện tại ở Miền Bắc đang chuyển mùa hè với khí hậu nóng ẩm là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng.

Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm, thường ghi nhận số mắc tăng cao vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-11.

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Khi trẻ có tổn thương ở da đi kèm hoặc không kèm sốt có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ có các biểu hiện sau cần kịp thời đưa trẻ nhập viện điều trị:

- Sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

- Mệt mỏi, không chơi, bỏ ăn, ngủ nhiều, lơ mơ…

- Giật mình nhiều (>= 2 lần trong 30 phút).

- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc ở tay, chân.

- Thở nhanh, thở bất thường (ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè...).

- Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Lưu ý khi tay chân miệng diễn biến phức tạp

Theo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, hiện tay chân miệng đang diễn biến phức tạp, các gia đình cần lưu ý:

- Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có các biểu hiện như lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, ở bàn chân, bàn tay, mông, gối… cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

- Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ có thể chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh tay chân miệng độ nhẹ được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

- Khi có bất kỳ dấu hiệu chuyển độ nào như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/yếu chi,… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời.

- Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa đặc hiệu. Vì vậy, phòng lây nhiễm là rất quan trọng: hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ bệnh và trẻ lành, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung.

Bài liên quan
TP.HCM được cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng
Người bị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được sở Y tế TP.HCM cung ứng thuốc phenobarbital dạng tiêm để điều trị tại 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đang trong giai đoạn đỉnh điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Hôm nay diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11
VOVLIVE - Theo kế hoạch, sáng nay (16/4), tại tòa nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp