Bức ảnh MiG-29 hạ cánh xuống cánh đồng cải dầu Ukraine gây sốt

Lê Hưng(Nguồn: Bulgarian Military) | 23/09/2024, 08:30

Mặc dù được sản xuất từ thời Liên Xô cũ những những chiếc MiG-29 của Ukraine vẫn rất bền bỉ và hiệu quả, khi có thể hoạt động trong mọi điều kiện khắc nghiệt.

Theo Bulgarian Military, vào mùa xuân năm nay, một máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine, đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng cải dầu ở vùng Dnipropetrovsk. Thông tin này mới được Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ gần đây kèm theo bức ảnh về chiếc máy bay. 

Thông tin cụ thể về sự kiện này rất ít và nguyên nhân buộc chiếc MiG-29 phải hạ cánh khẩn cấp vẫn chưa được tiết lộ. Từ bức ảnh có thể thấy rằng, chiếc máy bay này không bị tấn công. Một số người cho rằng, có thể do trục trặc kỹ thuật nên phi công phải thực hiện động tác nguy hiểm này. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, thân máy bay đã bị hư hỏng, cần phải sửa chữa và phi công đã thoát khỏi máy bay an toàn sau khi hạ cánh.

Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ.
Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Ukraine tiết lộ.

Khả năng phục hồi của MiG-29

Các chuyên gia đánh giá cao khả năng phục hồi của MiG-29. Vào năm 2020, một chiếc MiG-29 của Ukraine đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một cánh đồng nông nghiệp do trục trặc động cơ. Phi công đã phóng ra ngoài an toàn, mặc dù máy bay bị hư hỏng, nhưng nó đã được phục hồi, sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại. 

Cùng năm đó, một chiếc MiG-29K của Hải quân Ấn Độ cũng gặp sự cố động cơ ngay sau khi cất cánh. Phi công đã thoát hiểm an toàn, máy bay bị hư hỏng, những vẫn có thể sửa chữa và đưa trở lại hoạt động nhanh chóng.

Đã có nhiều trường hợp máy bay chiến đấu MiG-29 bị hư hỏng trong các tình huống chiến đấu, sau đó được phục hồi và đưa trở lại chiến đấu. Trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, Không quân Ukraine đã đạt được thành công đáng kể khi sửa chữa và phục hồi những chiếc MiG-29, bằng phụ tùng do các đồng minh phương Tây cung cấp. 

Những chiếc MiG-29 đã đóng vai trò quan trọng trong cả nhiệm vụ phòng thủ và tấn công của Ukraine. Đáng chú ý, Quân đội Mỹ đã cung cấp cho Ukraine các phụ tùng thay thế thiết yếu, nhờ vậy mà Kiev vẫn có thể duy trì phi đội MiG-29 hoạt động trước những tổn thất chiến đấu.

Kể từ năm 2014, MiG-29 của Ukraine đã trải qua quá trình sửa chữa và nâng cấp đáng kể. Những nỗ lực này được tiến hành tại Nhà máy sửa chữa máy bay nhà nước Lviv, với sự hỗ trợ của các nước phương Tây. Sự hợp tác này đã giúp Ukraine phục hồi các máy bay cũ và bị hư hại trong chiến đấu. 

Ưu điểm của MiG-29 trên chiến trường Ukraine

Bức ảnh về một chiếc MiG-29 hạ cánh khẩn cấp trên một cánh đồng nông nghiệp cho thấy một trong những ưu điểm của MiG-29 so với F-16. Gầm máy bay chiến đấu của Liên Xô chắc chắn hơn đáng kể so với F-16 của Mỹ. Sự chắc chắn này đã giúp MiG-29 vẫn ở trạng thái tương đối nguyên vẹn khi lao xuống đất, thay vì mũi máy bay cắm xuống đất. 

MiG-29 được thiết kế để cất cánh và hạ cánh từ các đường băng gồ ghề hoặc có cơ sở hạ tầng hạn chế, điều rất phổ biến ở nhiều căn cứ không quân của Liên Xô trước kia. Bộ phận hạ cánh của nó được thiết kế độc đáo để xử lý các bề mặt không bằng phẳng, có thể là trên cánh đồng hoặc thậm chí là những con đường đất. Điều này có nghĩa là phải trang bị cho MiG-29 một bộ phận hạ cánh được gia cố chắc chắn hơn, để có thể chịu được những điều kiện như vậy. 

Hơn nữa, MiG-29 tự hào có hệ thống giảm xóc được tăng cường, với các thanh chống dày hơn và vật liệu cứng hơn để đối phó tốt hơn với sự khắc nghiệt khi hạ cánh trên địa hình gồ ghề. Bánh xe lớn và hệ thống thủy lực mạnh hơn đóng vai trò quan trọng, cho phép máy bay thực hiện các cuộc hạ cánh phức tạp với thiệt hại tối thiểu.

Khi so sánh F-16 với MiG-29, sẽ nhận thấy rằng MiG-29 có khoảng sáng gầm cao hơn. Lựa chọn thiết kế này giúp giảm nguy cơ hư hỏng khi hạ cánh trên địa hình gồ ghề. Trong khi đó, F-16 được tối ưu hóa cho đường băng trải nhựa trơn tru thường thấy ở các căn cứ không quân phương Tây. 

MiG-29 được thiết kế với yêu cầu là tăng hiệu suất cất cánh và hạ cánh trên những đường băng ngắn. Điều này có nghĩa là máy bay phải đáp ứng được điều kiện để hoạt động trên những đường băng ngắn hơn và có cơ sở vật chất hạn chế. Vì vậy mà bộ phận hạ cánh chắc chắn của MiG-29 là một tính năng quan trọng, cho phép chiếc máy bay có được sự linh hoạt này.

MiG-29 của Ukraine.
MiG-29 của Ukraine.

Những thiết kế quân sự của Liên Xô, chẳng hạn như MiG-29, thường ưu tiên về độ bền và sự tiện dụng. Mục tiêu là đảm bảo cho những chiếc máy bay này có thể chịu được những điều kiện không lý tưởng, bao gồm việc hạ cánh trên địa hình gồ ghề, điều kiện sân bay kém và cơ sở bảo dưỡng tối thiểu.

Mặt khác, F-16 được chế tạo để sử dụng cho các căn cứ không quân được bảo dưỡng tốt, có đường băng đẹp. Điều này dẫn đến hệ thống bánh đáp của máy bay nhẹ hơn, hợp lý hơn, ưu tiên hiệu suất hơn độ bền chắc chắn. Vì vậy, mặc dù F-16 tự hào về sự nhanh nhẹn và tốc độ ấn tượng, nhưng bánh đáp của nó không chắc chắn bằng và không thể hoạt động linh hoạt như MiG-29. 

Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, Ukraine đã khéo léo bổ sung thêm cho những chiếc MiG-29 thời Chiến tranh Lạnh của mình, bằng các hệ thống vũ khí tiên tiến của phương Tây. Những chiếc MiG-29 được nâng cấp đang sử dụng các vũ khí như tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, bom dẫn đường chính xác tầm xa, bom đường kính nhỏ GBU-39/B và bom dẫn đường AASM-250 Hammer do Pháp cung cấp. 

Việc hạ cánh khẩn cấp đã cho thấy những thách thức đáng kể mà Ukraine phải đối mặt trong việc duy trì hoạt động của lực lượng không quân. Với nguồn lực hạn chế và máy bay cũ kỹ, Quân đội Ukraine đã chuyển sang các chiến lược sáng tạo để duy trì ưu thế trên không và thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào lực lượng Nga. Bằng cách trang bị cho MiG-29 các loại đạn dược hiện đại, Ukraine vẫn duy trì được sự hiện diện trên không mặc dù phi đội của họ phải chịu nhiều áp lực.

Lê Hưng(Nguồn: Bulgarian Military)
Bài liên quan
Ukraine tuyên bố không sở hữu vũ khí hạt nhân
Ukraine không sở hữu vũ khí hạt nhân, không có ý định chế tạo chúng và đang hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp