Bạo hành trẻ em có xu hướng giảm nhưng nguy cơ chưa phải đã giảm

Quách Đồng/VOV Giao thông | 30/12/2024, 11:25

Theo báo cáo của Bộ Công an, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố gần 1.200 vụ với hơn 1.400 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em

Theo đánh giá của Bộ Công an, các vụ bạo lực với trẻ em nghiêm trọng, đến mức phải điều tra, khởi tố hình sự đã có xu hướng giảm. 

Tuy vậy, theo đánh giá của cơ quan bảo vệ trẻ em, vẫn có nhiều nguy cơ xảy ra bạo hành với trẻ em. Cần làm gì để ngăn chặn những nguy cơ này? PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. 

PV: Hiện nay ghi nhận về tình trạng bạo lực trẻ em đã giảm rõ rệt. Còn ghi nhận của cơ quan chức năng về tình trạng này đang có chiều hướng như thế nào?

Ông Đặng Hoa Nam: Theo thống kê các vụ việc của Bộ Công an và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liên quan đến xâm hại, bạo lực đối với trẻ em thì diễn biến thời gian gần đây có những tín hiệu khả quan.

Những vụ việc xâm hại trẻ em nghiêm trọng, ví dụ xâm hại tình dục, bạo lực gây tai nạn thương tích đến mức phải điều tra, khởi tố hình sự có xu hướng giảm và đây cũng là tín hiệu vui bởi lẽ lần đầu tiên sau 4 năm, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 và sau Covid-19 thì các số liệu theo dõi của chúng tôi cho thấy rằng các số liệu này đã giảm.

Tất nhiên mới chỉ giảm nhẹ thôi, còn lại chúng ta thấy tình hình xâm hại, bạo lực đối với trẻ em vẫn có những diễn biến phức tạp.

Ví dụ gia tăng những vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em nghiêm trọng trong môi trường gia đình, rồi bạo lực trẻ em ngay trong chính các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng và bạo lực trẻ em, bạo lực học sinh trong môi trường học đường có những diễn biến phức tạp hơn, ví dụ những video quay đưa lên mạng xã hội…

PV:Theo ông, vì sao tình trạng bạo lực đối với trẻ em lại giảm?

Ông Đặng Hoa Nam: Chúng ta thấy là việc ứng phó, xử lý các vụ việc bạo lực với trẻ em chúng ta làm thời gian qua khá là tốt, với sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, của công an, rồi của các cơ quan Lao động, Thương binh, Xã hội, các tường học, các cơ quan quản lý giáo dục, thậm chí của các cơ sở y tế, bệnh viện cũng có vai trò phát hiện cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để triển khai các biện pháp ứng phó và can thiệp kịp thời.

PV:Thời gian tới, chúng ta cần làm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực với trẻ em?

Ông Đặng Hoa Nam: Giai đoạn sắp tới muốn giảm các vụ bạo lực đối với trẻ em bền vững thì chúng ta phải tăng cường chuyển mạnh sang công tác phòng ngừa; cần tăng cường truyền thông, giáo dục cho gia đình, cho cộng đồng dân cư, cho chính trẻ em, trước hết là việc phát hiện sớm, mạnh dạn lên tiếng tố cáo đến các dịch vụ, đến các cơ quan chức năng như công an, đến Cổng bảo vệ trẻ em quốc gia 111, đến các trung tâm công tác xã hội, đến những đường dây nóng tiếp nhận thông tin…

Rồi có những cái theo dõi, phòng ngừa từ xa, loại bỏ sớm những nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với trẻ em, dù là những bất ổn trong gia đình, những hành vi ứng xử không thật sự dựa trên những cái lắng nghe, thấu hiểu, thậm chí có những quan niệm về giáo dục đối với trẻ em mang tính bạo lực, như bằng roi vọt, bằng quát mắng, sự coi thường, thiếu lắng nghe trẻ em. Đấy là những vấn đề mà chúng ta cần truyền thông và giáo dục mạnh mẽ hơn nữa.

Vấn đề thứ 2, để giảm bạo lực trẻ em nó bền vững thì chúng ta cần phải tăng cường việc đầu tư để duy trì, phát triển các dịch vụ bảo vệ trẻ em nói chung, các dịch vụ đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa, câm hại trẻ em nói riêng; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật; tăng cường duy trì những dịch vụ bảo vệ trẻ em, trong đó đặc biệt chúng ta cũng phải triển khai nhanh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chăm sóc trẻ mồ côi và phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tôi cho rằng nếu chúng ta làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần, từ khâu phát hiện sớm, phòng ngừa thì nó sẽ đóng góp vào việc giảm bạo lực, xâm hại trẻ em.

Chúng ta cần phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa vị trí việc làm về tâm lý học đường, các văn phòng hoạt động về tâm lý học đường trong các cơ sở giáo dục.

Đối với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, cho dù sau này chức năng bảo vệ trẻ em có chuyển về Bộ, ngành nào thì chúng ta cũng phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa các tham vấn về tâm lý xã hội trong hệ thống mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Về phía ngành y tế, chúng ta cũng phải tích cực hơn nữa triển khai phòng ngừa phát hiện sớm trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, để người dân, trong đó có trẻ em, gia đình có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện hơn đến các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần.

PV: Xin cảm ơn ông!

Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Nga thăm chính thức Việt Nam
Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sang thăm chính thức Việt Nam.
  • TP.HCM xếp thứ hai thế giới về ô nhiễm không khí
    Sáng sớm 14/1, TP.HCM tiếp tục xuất hiện sương mù dày đặc, chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu, có lúc ở vị trí thứ 2 thế giới.
  • Chế độ nghỉ hưu trước tuổi từ 1/1/2025
    Điều 2 Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 quy định cụ thể chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng như sau.
  • Thông tư mới về dạy thêm học thêm: "Quản chứ không cấm"
    Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/02/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp