Nhà văn Hoàng Anh Tú gắn liền với biệt danh “Anh Chánh Văn”, người từng đốn hàng triệu trái tim của cả một thế hệ học trò nhiều năm trước. Gác lại công việc “tư vấn tâm lý” cho lứa tuổi học trò, anh Chánh Văn hiện nay được biết đến trong vai trò là một nhà văn nổi tiếng “yêu phụ nữ”.
Phóng viên VOV đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Hoàng Anh Tú xung quanh chủ đề "Đàn bà đảm đang có phải là dại?".
Người phụ nữ dành trọn vẹn thời gian để làm nội trợ chưa chắc đã gọi là đảm đang
Vâng! Xin chào anh Hoàng Anh Tú! Anh thường nhắc tới người phụ nữ đầu gối tay ấp của mình với một tình cảm rất chan chứa. Chắc hẳn chị nhà phải là một người phụ nữ rất đảm đang phải không anh?
Nhà văn Hoàng Anh Tú: Tôi không biết quan điểm của mọi người về sự đảm đang như thế nào nhưng mà cảm nhận của tôi cũng như mẹ tôi hay các con của tôi, những người trực tiếp tiếp xúc với vợ tôi thì đều cho rằng vợ tôi là một người phụ nữ rất đảm đang.
Anh có cho rằng phụ nữ đảm đang là dại không?
Nhà văn Hoàng Anh Tú: Tôi không cho rằng như thế! Phụ nữ mà đảm đang thì tốt cho chồng mình chứ có gì mà dại. Hoặc là có thể có một kiểu đảm đang nào đó mà tôi chưa biết chăng? (cười)
Thưa anh Anh Tú! Theo như chia sẻ của rất nhiều chị em thì “đảm đang” không chỉ là một danh hiệu dành cho người phụ nữ mà đôi khi tôi cảm nhận nó còn là một cái trách nhiệm, một điều người phụ nữ phải làm thì chồng mới vui, gia đình mới hạnh phúc và như thế mới là người phụ nữ tốt. Anh có cho là như vậy không?
Nhà văn Hoàng Anh Tú: Vậy tôi cắc cớ hỏi lại rằng vậy danh hiệu nào dành cho đàn ông? Đàn ông phải làm cái gì để vợ vui? Cho nên nhiều khi chúng ta lấy cái thước đo làm cho chồng vui hay làm cho vợ vui gắn lên tất cả các công việc, gắn lên tất cả những cái gì đang diễn ra trong cuộc sống của vợ chồng. Đôi khi tôi thấy là nó có cái tính võ đoán quá!
Tôi cho rằng việc người phụ nữ ở nhà tảo tần, dành trọn vẹn thời gian của mình để làm nội trợ chưa chắc đã gọi là đảm đang. Và những người phụ nữ không lo chuyện cơm nước cho chồng hay không lo chuyện nội ngoại chỉ có lăn ra kiếm tiền như đàn ông cũng chưa chắc gọi là không đảm đang.
Việc đánh giá của mọi người về sự “đảm đang” quả thực là một gánh nặng
Vậy trong quan điểm của anh thì sự đảm đang là gì?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Trong quan điểm của tôi, sự đảm đang nó chỉ đơn giản là sự tập trung, sựquan tâm đến gia đình, chứ không chỉ là người chồng của cô ấy như thế nào.
Cậu em của tôi có nói một câu là “Bước vào một ngôi nhà làbiết ngay gia đình đó có hạnh phúc hay không?”. Bởi vì khi bước vào nhà đó nhìnchăn chiếu bừa bộn hay ăn uống lôi thôi lếch thếch hoặc nhiều thứ khác nữa, thìrõ ràng người phụ nữ đó dù ở ngoài có lên truyền hình dạy nấu ăn đi chăng nữathì cũng không phải là người phụ nữ đảm đang.
Còn đương nhiên, chúng ta đều nói rằng là vậy thì vai trò củangười chồng ở đâu? Sao người chồng không giúp vợ mà để cho ngôi nhà kiểu như thế?
Ở đây thì chúng ta phải thấy là ở Á Đông nói chung và ở ViệtNam nói riêng thì hầu hết việc nội trợ, nội tướng ở trong nhà là vợ. Cho nên làngôi nhà không ổn thì đó là một người phụ nữ không đảm đang.
Như anh đã nói thì quan niệm Á Đông nói chung cũng như của người ViệtNam nói riêng dường như khiến cho hai từ “đảm đang” trở thành gánh nặng của phụnữ?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Thật ra, người Việt Nam chúng ta không có tiêu chuẩn, cả những cái tiêu chuẩnchúng ta nói là tiêu chuẩn đều là định hướng của những người mạnh miệng hơn hoặclà những người lớn tuổi, đều là những người tạo ra những tiêu chuẩn.
Nên nhiều khi có hai gia đình giống hệt nhau nhưng người nàylại ổn hơn người kia. Đó là vì hệ quy chiếu của bên kia nó ổn hơn. Cho nên việcđánh giá của mọi người về sự “đảm đang” quả thực là một gánh nặng.
Muốn gia đình hạnh phúc thì vợ... lười đi một chút
Có nhiều người cho rằng đảm đang quá là dại vì việc gì cũng đến tay, chỉcó khổ, cứ biết càng ít lại càng sướng. Thực tế, tôi cũng quen rất nhiều cô bạnrất đảm đang. Việc gì họ cũng có thể làm được. Nhưng các cô ấy hay kêu là “đảmđang quá thì việc gì cũng đến tay, thậm chí, việc gì trong nhà cô ấy cũng phảilàm” và sau đó cô ấy lại than là "chồng không chia sẻ và chả ai thương mình cả".Vậy thì trong trường hợp này, dường như sự đảm đang có tác dụng ngược, đúngkhông anh?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Đúng! Tôi có câu hay chia sẻ trên mạng xã hội là “muốn gia đình hạnh phúcthì vợ lười đi một chút”. Trường hợp này, tôi thấy rất là thường xuyên, cái gìcũng đến tay người vợ. Cái gì người phụ nữ cũng ôm lấy.
Ví dụ, bạn bè rủ đichơi, chỉ cần gửi con cho chồng, chồng trông nhưng mà cũng không chịu, lại nóirằng là “đưa con cho ông ấy trông, ông ấy có bao giờ cho con ăn uống đúng giờđâu mà đã thế suốt ngày còn dắt ra quán cà phê đầy khói thuốc, lại còn cho conuống nước ngọt, thậm chí có khi ông ấy còn quên cả con”. Chính vì thế mà ngườivợ phải dừng lại không đi chơi, ở nhà trông con.
Ngay cả cá nhân tôi, thỉnh thoảng, tôi muốn nấu một bữa cơmcho vợ nhưng vợ lại bảo là “không, anh nấu cơm dở lắm! Em không ăn nổi”. Ví dụnhư thế. Nếu như chúng ta làm những điều đó vì chúng ta yêu thích thì chúng tacảm thấy rất hạnh phúc.
Tuy nhiên, nhiều khi phụ nữ làm việc đó không phải vì họ yêuthích mà chỉ đơn giản là vì họ không tin vào chồng họ. Rõràng chính họ đang làm khổ họ.
Không chỉ ôm đồm công việc như anh nói đâu ạ! Tôi còn nhận thấy là ở nhữngngười phụ nữ đảm đang này, họ rất chu toàn, cầu toàn. Nếu nhà cửa, bếp núckhông được tươm tất thì họ cũng rất là khó chịu. Cái sự cầu toàn chính là điềukhiến họ rất mệt mỏi…
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Nó là một phần rất quan trọng trong việc lúc nào cũng muốn sự hoàn hảo, lúcnào cũng đòi hỏi mình phải thế này phải thế kia. Tuy nhiên, chưa chắc những sựhoàn haỏ đó là sự hoàn hảo thực sự.
Chẳng qua nó chỉ thểhiện một cái thứ đấy là những người phụ nữ không tin tưởng vào bản thân mình,không yêu, trân trọng bản thân mình. Lúc nào họ cũng chạy theo tiêu chuẩn đánhgiá của người khác, khiến cho họ phải nỗ lực để đạt được điều đó. Và đươngnhiên, chính điều đó khiến họ rất đau khổ.
Chính sự đảm đang này lại thể hiện rằng phụ nữ đảm đang là dại đúngkhông anh?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:(Cười) Đấy chính là một khía cạnh của việc đảm đang là dại! Đảm đang mộtcách hoàn hảo là dại! Tôi nghĩ rằng là chúng ta nên nói là như thế! Ở đây,trong những câu chuyện này, những người phụ nữ này họ không đảm đang nữa thì rõràng chúng ta không có gia đình hạnh phúc rồi (cười).
Ở chúng ta, mặc dù những năm qua, chúng ta cố gắng vẫn luôncố gắng để bình quyền nhưng nó vẫn có những thiên lệch. Vậy thì cái quan trọngnhất của người phụ nữ không phải dành cho thế giới này mà dành cho chính bảnthân mình. Tôi cho rằng, đó mới là một khía cạnh khác của sự đảm đang.
Với người phụ nữ, quan trọng nhất là đảm đang với chính bản thân mình
Tôi cho rằng, phụ nữ hiện đại vẫn cần sự đảm đang để có thể thành côngtrong cuộc sống cũng như trong công việc. Thế nhưng sự đảm đang ở đây phải là sựđảm đang đúng cách. Ý kiến của anh như thế nào?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Với tôi, mà tôi nghĩ rằng là với hầu hết các ông chồng giống như tôi - yêuvợ, trân trọng vợ và không muốn vợ phải khổ - cái đảm đang đúng cách vẫn chỉ làcâu chuyện làm thế nào để vẫn để tâm đến gia đình nhưng không nặng lòng, khôngmất quá nhiều thời gian.
Một hôm mà không muốn nấu ăn thì cả nhà có thể ra ăn hàng, mộthôm mà cảm thấy mệt mỏi thì có thể tự refresh (làm mới-PV) mình. Vì những ngườiđàn ông thuộc tuýp như tôi rõ ràng không bao giờ muốn nhìn thấy vợ ốm.
Nói một cách lạnhlùng là vợ ốm rất là phiền phức! Cái phiền phức của chúng tôi không phải làkhông có người nấu ăn, không có người rửa bát, không có người thế này thế nọ màđơn giản là bọn tôi không biết làm gì khi các bà ốm, chúng tôi không thể biết chămsóc các bà tốt được và nhìn vợ mình, người mình yêu thương lăn đùng ra ốm, thậtsự là chúng tôi rất là xót.
Và việc chúng tôi xót càng khiến cho chúng tôi không biếtlàm cái gì. Vậy thì người phụ nữ, cái việc quan trọng nhất là bản thân họ đảmđang với chính họ. Tôi nghĩ đảm đang với chính họ là đảm đang đúng cách. Họ cóthể đi tập gym, yoga hay là có thể tham gia các lớp học mà họ cảm thấy refreshđầu óc hoặc họ có thể làm bất kỳ điều gì mà khiến cho cuộc sống của họ hạnhphúc.
Và cùng với sự đảm đang của phụ nữ thì tôi cho rằng một điều cũng vôcùng quan trọng nữa đó là sự sẻ chia của người đàn ông?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Chính xác là như thế! Nếu như tất cả mọi thứ phụ nữ đều làm thì cho dù đólà người phụ nữ giỏi giang cỡ nào chăng nữa, cho dù người phụ nữ nấu ăn siêungon, đi chợ siêu khéo hay là kiếm được hàng tỉ đồng, hoặc rất rất nhiều cáctiêu chí đưa ra về một người phụ nữ đảm đang mà không có sự ủng hộ, đồng hành củangười chồng thì rõ ràng sự đảm đang đó vô nghĩa. Tất cả sự hạnh phúc đó vônghĩa.
Hãy dùng "thính" hoặc "roi da" để kéo chồng chia sẻ mọi việc
Trong trường hợp này, sự đảm đang ở người phụ nữ còn thể hiện được ở chỗlôi kéo cũng như là chia sẻ để khiến chồng mình có thể chia sẻ với mình việcnhà cũng như tất cả các công việc khác đúng không anh?
Nhà văn Hoàng Anh Tú:Chính xác! Đàn ông chúng tôi thì háo ngọt. Dụ ngọt chồng đi! Dụ ngọt khôngđược thì dụ mặn đi. Có nghĩa rằng là thể hiện một cái sự sư tử Hà Đông của mình. Vợthì cũng cần phải dữ, ở đây là dữ dội, dữ ác! Tôi nghĩ rằng cũng nên mà! Vì đàn ông chúng tôiđôi khi chưa thấy quan tài chưa đổ lệ đâu.
Cho nên hãy cứ quáttháo, hãy cứ cằn nhằn! Hãy cứ dụ ngọt rồimà không được thì quay sang dụ mặn. Bằng mọi cách thì cuối cùng thì chúng ta phảichiến đấu cho hạnh phúc của mình. Chứ không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng tựnhiên anh ấy sẽ làm.
Đàn ông chúng tôi hoặc là thả rất nhiều mồi, nhiều thính ra,hoặc phải dùng roi da mới khiến chúng tôi tuân lệnh. Và tôi nghĩ cũng nên nhưthế!
Cám ơn anh Anh Tú về những chia sẻ vừa rồi!