35 triệu đàn ông ế vợ, Trung Quốc tranh cãi việc 'nhập khẩu cô dâu'

21/10/2024, 19:34

Nhiều phụ nữ cho rằng việc "nhập khẩu" cô dâu nước ngoài cũng giống như nạn buôn người, trong khi không ít đàn ông bày tỏ sự đồng tình với hôn nhân quốc tế.

Theo SCMP, một học giả tại đại học danh tiếng ở Trung Quốc đề xuất thúc đẩy hôn nhân quốc tế như giải pháp cho gần 35 triệu đàn ông ế vợ ở nước này đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

Trung Quốc tranh cãi ý tưởng
Trung Quốc tranh cãi ý tưởng "nhập khẩu cô dâu" giải quyết tình trạng 35 triệu đàn ông ế vợ. (Ảnh: Shutterstock)

Điều tra Dân số Quốc gia lần thứ bảy của Trung Quốc năm 2020 chỉ ra rằng thách thức về nhân khẩu học bắt nguồn từ nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con của Trung Quốc, khiến tỷ lệ giới tính bị lệch và dẫn đến tình trạng dư thừa 34,9 triệu nam giới so với nữ giới.

Báo cáo đầu năm nay từ Viện Nghiên cứu Nông thôn Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc nêu chi tiết về những khó khăn ngày càng tăng mà các thanh niên ở nông thôn phải đối mặt trong việc tìm kiếm bạn đời trong thập kỷ qua.

Báo cáo cho biết nguyên nhân chính là tiền thách cưới cao và sự khắt khe trong việc công nhận hôn nhân truyền thống (bao gồm việc công nhận các phong tục, nghi lễ, và quy tắc của một cộng đồng hoặc văn hóa cụ thể trong hôn nhân).

Phó giáo sư Ding Changfa tại Đại học Hạ Môn khuyến nghị nên tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hôn nhân quốc tế và "nhập khẩu cô dâu" nước ngoài.

Ông Ding gợi ý đàn ông Trung Quốc có thể cân nhắc kết hôn với phụ nữ Nga, Campuchia, Việt Nam và Pakistan.

“Ở vùng nông thôn Trung Quốc, có khoảng 34,9 triệu đàn ông ế có thể phải đối mặt với áp lực hôn nhân như yêu cầu sở hữu nhà ở, xe hơi hay tiền thách cưới, tổng cộng khoảng 500.000 - 600.000 nhân dân tệ (1,78 - 2,13 tỷ đồng).

Năm ngoái, thu nhập khả dụng bình quân đầu người ở các vùng nông thôn trên khắp Trung Quốc chỉ hơn 20.000 nhân dân tệ (71 triệu đồng). Để giải quyết vấn đề này có thể cân nhắc việc thu hút lượng lớn phụ nữ trẻ đủ điều kiện từ nước ngoài”, ông Ding cho biết.

Phát biểu vị phó giáo sư gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xạ hội Trung Quốc.

Nhiều phụ nữ Trung Quốc cho rằng việc “nhập khẩu” cô dâu nước ngoài cũng giống như nạn buôn người, trong khi những người khác lo ngại rào cản ngôn ngữ có thể dẫn đến xung đột gia đình.

Tuy nhiên, nhiều đàn ông ủng hộ ý tưởng này. Họ tin rằng cô dâu nước ngoài có kỳ vọng thấp hơn, không đòi hỏi nhà cửa, xe cộ hay tiền thách cưới cao, đồng thời phụ nữ nước ngoài được đánh giá chăm chỉ và đức hạnh.

Một người dùng mạng bình luận: “Mở cửa hôn nhân quốc tế cũng giống như để Tesla thâm nhập thị trường Trung Quốc, khuấy động sự cạnh tranh trong nước, cải thiện chất lượng và hạ giá cho người tiêu dùng.

Tương tự, hôn nhân quốc tế cho phép đàn ông và phụ nữ nước ngoài bước vào thị trường mở của Trung Quốc và cạnh tranh, có thể tăng cơ hội kết hôn và thúc đẩy tỷ lệ sinh.”

Đàn ông vùng nông thôn Trung Quốc gặp nhiều áp lực trong việc tìm kiếm bạn đời vì những yêu cầu về nhà ở, xe cộ và tiền thách cưới. (Ảnh: Shutterstock)
Đàn ông vùng nông thôn Trung Quốc gặp nhiều áp lực trong việc tìm kiếm bạn đời vì những yêu cầu về nhà ở, xe cộ và tiền thách cưới. (Ảnh: Shutterstock)

Hôn nhân quốc tế ngày càng phổ biến với đàn ông Trung Quốc.

Trên Douyin, một số nhà mai mối chuyên nghiệp bắt đầu cung cấp dịch vụ mai mối Trung Quốc - Nga, nhắm vào sự chênh lệch về nhân khẩu học giữa hai nước. Nga đông phụ nữ và Trung Quốc nhiều nam giới.

Jingongzi, một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính với hơn 1,8 triệu người theo dõi trên Douyin, nói: “Khu vực Đông Nam Á duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc từ thời cổ đại, và về văn hóa, chúng ta có nhiều điểm tương đồng. Do đó, phụ nữ ở Đông Nam Á không gặp phải cú sốc văn hóa lớn khi đến Trung Quốc.

Hơn nữa, quan hệ hợp tác Trung Quốc và Đông Nam Á ngày càng phát triển, qua đó thúc đẩy việc học tiếng Quan Thoại ở các nước khu vực, điều này sẽ loại bỏ các rào cản ngôn ngữ”.

Hoa Vũ(Nguồn: SCMP)
Bài liên quan
Đọc tiếp

(0) Bình luận
Nổi bật VOVLIVE
Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét sáp nhập đơn vị hành chính ở 12 tỉnh thành
VOVLIVE - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
  • Việt Nam - Peru ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương
    Trong chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 - 14/11/2024 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Peru, hai nhà Lãnh đạo đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Peru.
  • Hà Nội dự kiến chi 10.000 tỉ đồng/năm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức
    VOVLIVE - UBND thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
  • Việt Nam - Ấn Độ coi trọng việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương
    VOVLIVE - "Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm chung về triết lý phát triển, tầm nhìn và định hướng chính sách cũng như chiến lược hành động để phát triển đất nước, nhất là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là nền tảng để hai nước củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước".
Mới nhất
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xôi lạc tv - xoilactv - bóng đá trực tiếp